2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Hiện nay, cùng với sự tiến bộ vượt bậc của nền công nghệ - khoa học trên thế giới, năng lượng nguyên tử ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Nó ngày càng đóng vai trò quan trọng trong y tế, môi trường... ở khắp các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo số liệu của Cục Năng lượng nguyên tử, ta có thể thấy được những thành tựu và kết quả nổi bật của hoạt động nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử vào phục vụ kinh tế - xã hội ở nước ta. Để đạt được những thành quả đó, trước hết phải nói đến tiền đề pháp lý mà nước ta đã tạo ra cho các hoạt động năng lượng nguyên tử này, hướng dẫn và đảm bảo các hoạt động đi vào nề nếp và được quản lý một cách thống nhất.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân theo Điều 8 Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008 được Quốc hội lần thứ 12 thông qua (sau đây được gọi là Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008).
Bức xạ là chùm hạt hoặc sóng điện từ có khả năng ion hóa vật chất. Hạt nhân nguyên tử là cấu trúc vật chất đậm đặc chiếm khối lượng chủ yếu (gần như là toàn bộ) của nguyên tử.
Căn cứ theo khoản 20 Điều 3 Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 quy định như sau:
“20. An toàn bức xạ là việc thực hiện các biện pháp chống lại tác hại của bức xạ, ngăn ngừa sự cố hoặc giảm thiểu hậu quả của chiếu xạ đối với con người, môi trường.”
Bức xạ và hạt nhân đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong hoạt động tại các cơ sở y tế, các tổ chức, đơn vị liên quan đến kiểm định, đo lường chất lượng, cầu đường... Tuy nhiên, việc sử dụng bức xạ, các nguồn phóng xạ tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Chính vì vậy mà việc đảm bảo an toàn bức xạ và hạt nhân chính là một trong những nhiệm vụ thiết yếu, quan trọng trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
Hiện nay, cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ là Cục An toàn bức xạ và hạt nhân. Theo đó, cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân;
- Tổ chức việc khai báo chất phóng xạ, thiết bị bức xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân và việc cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo thẩm quyền;
- Thẩm định và tổ chức thẩm định an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân;
- Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân, tạm dừng công việc bức xạ theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm dừng vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu, vận hành nhà máy điện hạt nhân khi phát hiện các yếu tố không an toàn;
- Tổ chức thực hiện hoạt động kiểm soát hạt nhân theo quy định của pháp luật;
- Tham gia ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân theo thẩm quyền;
- Xây dựng và cập nhật hệ thống thông tin quốc gia về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân;
- Tổ chức và phối hợp tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân;
- Tổ chức thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh