2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Cháy được hiểu là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường. Phòng cháy là các việc làm nhằm ngăn chặn, hạn chế, không cho nảy sinh hiểm họa cháy nổ, chữa cháy là xử lý kịp thời đám cháy đã xảy ra về cả hiện trường và hậu quả. Từ đó, có thể khái quát lên phòng cháy, chữa cháy là một tập hợp các giải pháp mang tính kỹ thuật, có liên quan tới việc loại trừ, hạn chế tới mức tối thiểu các nguy cơ cháy nổ, hoả hoạn, đồng thời nhanh chóng dập tắt đám cháy, ngăn chặn cháy lan và xử lý thiệt hại về người và tài sản. Để thực hiện tốt việc phòng cháy, chữa cháy, bên cạnh vai trò của lực lượng phòng cháy, chữa cháy thì phương tiện phòng cháy, chữa cháy cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Theo quy định của pháp luật hiện hành, phương tiện phòng cháy, chữa cháy được quản lý và sử dụng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Điều 52, Luật phòng cháy chữa cháy năm 2001 sửa đổi năm 2013 quy định về việc quản lý, sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy như sau:
- Phương tiện phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phải được quản lý, sử dụng để bảo đảm sẵn sàng chữa cháy.
- Phương tiện chữa cháy cơ giới, ngoài việc chữa cháy chỉ được sử dụng phục vụ yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội và trong các trường hợp đặc biệt khác theo quy định tại Điều 40, Nghị định 136/2020/NĐ-CP, cụ thể:
Phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải được quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng quy định và bảo đảm sẵn sàng chữa cháy. Phương tiện chữa cháy cơ giới còn được sử dụng vào các mục đích sau đây:
a) Tham gia công tác bảo đảm an ninh chính trị;
b) Tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
c) Cấp cứu người bị nạn; xử lý tai nạn khẩn cấp;
d) Chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai.
- Căn cứ tại Khoản 2, Điều 40, Nghị định 136/2020/NĐ-CP, Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích trên.
- Căn cứ tại Khoản 2, Điều 40, Nghị định 136/2020/NĐ-CP, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, cấp cứu người bị nạn, xử lý tai nạn khẩn cấp, Chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai.
Căn cứ tại Khoản 3, Điều 40, Nghị định 136/2020/NĐ-CP, Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích cấp cứu người bị nạn, xử lý tai nạn khẩn cấp, Chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật phòng cháy chữa cháy
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh