2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Mua bán người là hành vi coi con người như là một loại hàng để mua, bán, trao đổi kiếm lời. Phòng, chống mua bán người là nội dung của chương trình phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và được kết hợp với việc thực hiện các chương trình khác về phát triển kinh tế - xã hội. Theo quy định của pháp luật hiện hành, hoạt động quản lý về an ninh, trật tự, quản lý các hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong phòng, ngừa mua bán người như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Điều 9, Luật phòng, chống mua bán người năm 2011 quy định về hoạt động quản lý về an ninh, trật tự trong phòng, ngừa mua bán người như sau:
- Theo dõi nhân khẩu, hộ khẩu thông qua công tác quản lý cư trú, tăng cường kiểm tra nhân khẩu thường trú, tạm trú, lưu trú, tạm vắng trên địa bàn. Trong đó,
+ Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã).
+ Lưu trú là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày.
+ Tạm vắng là việc công dân vắng mặt tại nơi cư trú trong một khoảng thời gian nhất định.
+ Thường trú là việc công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú;
+ Tạm trú là việc công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.
- Giám sát các đối tượng có tiền án, tiền sự về mua bán người và các đối tượng khác có dấu hiệu thực hiện hành vi bị cấm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Luật phòng, chống mua bán người năm 2011
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các thông tin về tàng thư, căn cước, lý lịch tư pháp phục vụ công tác phòng, chống mua bán người.
- Tăng cường tuần tra, kiểm soát tại các cửa khẩu, khu vực biên giới, hải đảo và trên biển nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi bị cấm được quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Luật phòng, chống mua bán người năm 2011
- Trang bị các phương tiện kỹ thuật tại các cửa khẩu quốc tế phục vụ cho việc nhận dạng người và phát hiện nhanh chóng, chính xác các loại giấy tờ, tài liệu giả mạo; nâng cấp các trang thiết bị kiểm soát, kiểm tra tại các chốt kiểm soát, cửa khẩu.
- Quản lý công tác cấp giấy tờ tùy thân, giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc làm, cấp phát, quản lý và kiểm soát các loại giấy tờ tùy thân và giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng của nước có chung đường biên giới trong việc tuần tra, kiểm soát biên giới nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn hành vi bị cấm được quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Luật phòng, chống mua bán người năm 2011.
Điều 10, Luật phòng, chống mua bán người quy định về việc quản lý các hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong phòng, ngừa mua bán người như sau:
Các hoạt động hỗ trợ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, cho, nhận con nuôi, giới thiệu việc làm, đưa người Việt Nam đi lao động, học tập ở nước ngoài, tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, dịch vụ văn hóa, du lịch và các hoạt động kinh doanh, dịch vụ có điều kiện khác dễ bị lợi dụng phải được quản lý, kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc lợi dụng các hoạt động này để thực hiện hành vi hành vi bị cấm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Luật phòng, chống mua bán người năm 2011.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh