2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Hoạt động báo chí là hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí, sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí; cung cấp thông tin và phản hồi thông tin cho báo chí; cải chính thông tin trên báo chí; xuất bản, in, phát hành báo in; truyền dẫn báo điện tử và truyền dẫn, phát sóng báo nói, báo hình. Nhà báo là người hoạt động báo chí được cấp thẻ nhà báo. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, nhà báo có quyền và nghĩa vụ gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Điều 25, Luật Báo chí năm 2016 quy định về quyền và nghãi vụ của nhà báo như sau:
Nhà báo có các quyền sau:
- Hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động báo chí ở nước ngoài theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp;
- Được khai thác, cung cấp và sử dụng thông tin trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật;
- Được đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;
- Được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai; được bố trí khu vực riêng để tác nghiệp; được liên lạc trực tiếp với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật;
- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ báo chí;
- Khước từ việc tham gia biên soạn hoặc thể hiện tác phẩm báo chí trái với quy định của pháp luật.
Nhà báo có các nghĩa vụ sau đây:
- Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân;
- Bảo vệ quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm;
- Không được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để sách nhiễu và làm việc vi phạm pháp luật;
- Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo chí về nội dung tác phẩm báo chí của mình và về những hành vi vi phạm pháp luật;
- Tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.
Đạo đức nghề nghiệp của người làm báo có thể hiểu là những nguyên tắc, những quy định về hành vi đạo đức của nhà báo. Những quy định này mặc dù không được ghi trong luật nhưng được chấp nhận trong giới báo chí và được duy trì bởi sức mạnh của dư luận xã hội. Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo được gọi bằng nhiều tên khác nhau với ý nghĩa đồng nhất đó là: đạo đức nghề báo, đạo đức báo chí, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, đạo đức nhà báo…
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng. Cây bút và trang giấy là vũ khí sắc bén của họ. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng...", “Viết phải đúng sự thật, không được bịa ra”; “không nên nói ẩu”; “không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết… chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết”. [1]
Luật Hoàng Anh
[1]https://dongthap.gov.vn/chi-tiet-bai-viet/-/asset_publisher/1mOzUrGkrdAE/content/id/6486665?plidlayout=2324 truy cập ngày 22/01/2022
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh