2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Mua bán người là hành vi coi con người như là một loại hàng để mua, bán, trao đổi kiếm lời. Phòng, chống mua bán người là nội dung của chương trình phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và được kết hợp với việc thực hiện các chương trình khác về phát triển kinh tế - xã hội. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ trình bày về sự tham gia của các cá nhân, cơ quan, đoàn thể trong việc phòng, chống mua bán người.
Căn cứ tại Điều 11, Luật phòng, chống mua bán người năm 2011, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện việc lồng ghép nội dung phòng ngừa mua bán người vào chương trình phòng, chống tội phạm, phòng, chống tệ nạn xã hội, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo, bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em, chương trình vì sự tiến bộ của phụ nữ và chương trình khác về phát triển kinh tế - xã hội.
Căn cứ tại Điều 12, Luật phòng, chống mua bán người năm 2011, sự tham gia của các cá nhân trong hoạt động phòng ngừa mua bán người bao gồm tham gia các hoạt động phòng ngừa mua bán người, kịp thời báo tin, tố giác, tố cáo hành vi bị cấm.
Bên cạnh các cá nhân, các gia đình cũng tham gia vào việc phòng ngừa mua, bán người thông qua việc cung cấp thông tin cho thành viên trong gia đình về thủ đoạn mua bán người và các biện pháp phòng, chống mua bán người, phối hợp với nhà trường, cơ quan, tổ chức và các đoàn thể xã hội trong phòng, chống mua bán người, chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân là thành viên của gia đình để họ hòa nhập cuộc sống gia đình và cộng đồng, động viên nạn nhân là thành viên của gia đình hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền trong phòng, chống mua bán người.
Căn cứ tại Điều 14, Luật phòng, chống mua bán người năm 2011 nhà trường và các cơ sở giáo dục, đào tạo tham gia phòng ngừa mua bán người thông qua các hoạt động như:
- Quản lý chặt chẽ việc học tập và các hoạt động khác của học sinh, sinh viên, học viên.
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục ngoại khóa về phòng, chống mua bán người phù hợp với từng cấp học, ngành học.
- Tạo điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên, học viên là nạn nhân học văn hóa, học nghề, hòa nhập cộng đồng.
- Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống mua bán người.
Phòng ngừa mua bán người trong các tổ chức, cơ sở hoạt động kinh doanh, dịch vụ được quy định tại Điều 15, Luật phòng, chống mua bán người năm 2011 như sau:
- Các tổ chức, cơ sở hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực hỗ trợ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, cho, nhận con nuôi, giới thiệu việc làm, đưa người Việt Nam đi lao động, học tập ở nước ngoài, tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, dịch vụ văn hóa, du lịch và các hoạt động kinh doanh, dịch vụ có điều kiện khác dễ bị lợi dụng để thực hiện hành vi bị cấm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Luật phòng, chống mua bán người có trách nhiệm:
- Ký hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động; đăng ký lao động với cơ quan quản lý lao động địa phương;
- Nắm thông tin về đối tượng được cung cấp dịch vụ và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu để phối hợp quản lý;
- Cam kết chấp hành quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người;
- Phối hợp, tạo điều kiện cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động của tổ chức, cơ sở mình.
- Người lao động làm việc tại các cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải chấp hành quy định về quản lý hộ khẩu và ký cam kết không vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh