2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tiếp cận thông tin là một trong các quyền cơ bản của con người, của công dân, thuộc nhóm quyền dân sự - chính trị. Trong nhiều năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thực hiện và bảo đảm thực hiện quyền được tiếp cận thông tin của công dân, góp phần xây dựng một xã hội cởi mở hơn và nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý, điều hành đất nước của các cơ quan nhà nước, đẩy mạnh đưa chủ trương “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” từng bước đi vào cuộc sống.
Ngày 06/4/2016, tại kỳ họp thứ 11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật tiếp cận thông tin. Luật tiếp cận thông tin số 104/2016/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018. Bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về thông tin công dân được tiếp cận; không được tiếp cận; được tiếp cận có điều kiện theo quy định của pháp luật.
Tiếp cận thông tin là việc đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông tin.
Thông tin là tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra.
Thông tin do cơ quan nhà nước tạo ra là tin, dữ liệu được tạo ra trong quá trình cơ quan nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, được người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước đó ký, đóng dấu hoặc xác nhận bằng văn bản.
Theo quy định tại Điều 5 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định thông tin công dân được tiếp cận như sau:
- Công dân được tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước, trừ thông tin không được tiếp cận; hông tin công dân được tiếp cận có điều kiện.
Điều 6 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định thông tin công dân không được tiếp cận
- Thông tin thuộc bí mật nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của luật.
Khi thông tin thuộc bí mật nhà nước được giải mật thì công dân được tiếp cận theo quy định của pháp luật.
- Thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác; thông tin thuộc bí mật công tác; thông tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước; tài liệu do cơ quan nhà nước soạn thảo cho công việc nội bộ.
Điều 7 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện
- Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh được tiếp cận trong trường hợp chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó đồng ý.
- Thông tin liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân được tiếp cận trong trường hợp được người đó đồng ý; thông tin liên quan đến bí mật gia đình được tiếp cận trong trường hợp được các thành viên gia đình đồng ý.
- Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người đứng đầu cơ quan nhà nước quyết định việc cung cấp thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong trường hợp cần thiết vì lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng theo quy định của luật có liên quan mà không cần có sự đồng ý của chủ sở hữu bí mật kinh doanh; các thành viên trong gia đình đó đồng ý.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh