2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hiện nay, cùng với sự tiến bộ vượt bậc của nền công nghệ - khoa học trên thế giới, năng lượng nguyên tử ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Nó ngày càng đóng vai trò quan trọng trong y tế, môi trường... ở khắp các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo số liệu của Cục Năng lượng nguyên tử, ta có thể thấy được những thành tựu và kết quả nổi bật của hoạt động nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử vào phục vụ kinh tế - xã hội ở nước ta. Để đạt được những thành quả đó, trước hết phải nói đến tiền đề pháp lý mà nước ta đã tạo ra cho các hoạt động năng lượng nguyên tử này, hướng dẫn và đảm bảo các hoạt động đi vào nề nếp và được quản lý một cách thống nhất.
- Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 được Quốc hội lần thứ 12 thông qua ngày 03 tháng 06 năm 2008. (sau đây được gọi là Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008).
- Nghị định 70/2010/NĐ-CP ngày 22 tháng 06 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử về nhà máy điện hạt nhân.
Căn cư theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 70/2010/NĐ-CP ghi nhận khái niệm về nhà máy điện hạt nhân như sau:
“2. Nhà máy điện hạt nhân là tổ hợp công trình bao gồm một hoặc nhiều tổ máy điện hạt nhân, hệ thống biến áp truyền tải điện lên lưới điện, nơi lưu trữ, lưu chuyển và xử lý chất phóng xạ được đặt tại cùng địa điểm và liên quan trực tiếp đến việc khai thác nhà máy điện hạt nhân đó.”
Như vậy, có thể hiểu đơn giản thì nhà máy điện hạt nhân hay nhà máy điện nguyên tử là một hệ thống thiết bị điều khiển kiểm soát phản ứng hạt nhân dây chuyền ở trạng thái dừng nhằm sản sinh ra năng lượng dưới dạng nhiệt năng, sau đó năng lượng nhiệt này được các chất tải nhiệt trong lò (nước, nước nặng, khí, kim loại lỏng...) truyền tới thiết bị sinh điện năng như turbin để sản xuất điện năng.
Theo đó, Nhà máy điện hạt nhân phải có giấy phép vận hành thử trước khi nạp nhiên liệu vào lò phản ứng hạt nhân.
Chủ đầu tư có trách nhiệm chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gửi lên Bộ Công Thương xem xét, cấp Giấy phép vận hành thử, bao gồm các tài liệu sau:
- Tờ trình đề nghị cấp Giấy phép vận hành thử;
- Báo cáo phân tích an toàn trước khi vận hành thử;
- Mô tả điều kiện, thông số kỹ thuật, giới hạn vận hành;
- Kế hoạch, quy trình nạp nhiên liệu và vận hành thử;
- Báo cáo năng lực kỹ thuật đảm bảo vận hành an toàn nhà máy điện hạt nhân;
- Kế hoạch đảm bảo chất lượng trong vận hành;
- Kế hoạch ứng phó sự cố.
Hồ sơ được gửi lên Bộ Công Thương xem xét trong thời hạn quy định. Bộ Công Thương cấp Giấy phép vận hành thử nhà máy điện hạt nhân sau khi có ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ và Hội đồng an toàn hạt nhân quốc gia. Cơ quan quản lý an toàn của Bộ Công Thương và cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân của Bộ Khoa học và Công nghệ kiểm tra, giám sát việc vận hành thử nhà máy điện hạt nhân.
Bộ Công Thương hướng dẫn nội dung chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép vận hành thử.
Cụ thể tại: Thông tư số 24/2013/TT-BCT ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Bộ Công thương quy định về danh mục, quản lý, sử dụng hồ sơ, tài liệu liên quan đến nhà máy điện hạt nhân.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh