Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp

Thứ tư, 15/03/2023, 15:32:42 (GMT+7)

Bài viết trình bày các nội dung về Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp

Là một Chủ tịch nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn nêu cao tinh thần gương mẫu về lối sống giản dị và thực hành tiết kiệm. Theo Bác, tiết kiệm không phải là bủn xỉn, nhịn ăn, nhịn mặc mà là ở chi tiêu vào những việc cần thiết, không xa xỉ, không hoang phí.

Vậy thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là gì? Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp như thế nào? Hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây hoặc GỌI NGAY tới hotline 0908 308 123 để được Luật sư TƯ VẤN MIỄN PHÍ.

Căn cứ pháp lý

- Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 44/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019;

2. Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

- Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13 được Quốc hội lần thứ 13 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014 (sau đây được gọi là Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014).

Vốn và tài sản nhà nước là gì?

Khoản 8 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 ghi nhận như sau:

“8. Vốn Nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm vốn từ ngân sách Nhà nước, vốn tiếp nhận có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước; vốn từ quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp, quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn khác được Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.”

Tài sản nhà nước là những tài sản được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật, đất đai, rừng, núi, sông, hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời.

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng hiện nay, cập nhật 2/2023 | ZaloPay

Thế nào là tiết kiệm, chống lãng phí vốn và tài sản nhà nước?

Theo Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 thì tiết kiệm là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định. Đối với việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên ở những lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì tiết kiệm là việc sử dụng ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng đạt cao hơn mục tiêu đã định.

Lãng phí là việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên không hiệu quả. Đối với lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã định. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm suy yếu các nguồn lực để phát triển đất nước, làm thất thoát ngân khố quốc gia, kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của đất nước.

Chính vì vậy, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của từng cơ quan, đơn vị, từng cán bộ, đảng viên, nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ và đời sống hàng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Mỗi chúng ta nêu cao và thực hiện việc tiết kiệm, chống lãng phí điện, nước, thời gian, tiền của… là để tăng gia sản xuất, để dần nâng cao và cải thiện đời sống của nhân dân; để tích trữ thêm vốn và các nguồn lực quan trọng cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.

Nguyên tắc quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp

- Việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải trên cơ sở hiệu quả sử dụng, đa dạng hóa nguồn vốn, có cơ cấu vốn hợp lý, tiết kiệm; đúng mục đích, chế độ theo quy định của pháp luật và điều lệ doanh nghiệp.

- Người đại diện theo ủy quyền phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp phải luôn theo dõi, giám sát tình hình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp liên quan đến hiệu quả của vốn góp, kịp thời phát hiện các sai phạm phát sinh, tình trạng sử dụng vốn kém hiệu quả, nguy cơ mất vốn, báo cáo kịp thời chủ sở hữu.

Nguyên tắc quản lý, sử dụng đất và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp

Việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại doanh nghiệp phải trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sử dụng tài sản.

Đất đai là một trong những tài sản nhà nước khu vực hành chính sự nghiệp. Đây là những tài sản Nhà nước giao cho các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp quản lý và sử dụng.

Theo đó, đối với quản lý, sử dụng đất phải bảo đảm đúng mục đích ghi trong quyết định giao đất, hợp đồng cho thuê đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Doanh nghiệp nhà nước là gì?

Doanh nghiệp nhà nước là gì? Có mấy loại hình doanh nghiệp nhà nước

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau được coi là doanh nghiệp nhà nước

  • Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
  • Doanh nghiệp có thành viên là Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Trong thời kỳ doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì doanh nghiệp nhà nước thường là các doanh nghiệp ngành kinh doanh chủ chốt của đất nước như: dầu khí, viễn thông, điện lực, xăng dầu, hàng không để vừa đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia, vừa đảm bảo an ninh, trật tự xã hội của quốc gia đó.

Tiết kiệm, chống lãng phí tại doanh nghiệp nhà nước như thế nào?

Ngoài việc phải quản lý vốn và tài sản nhà nước một cách hợp lý, doanh nghiệp nhà nước còn phải thực hiện các quy định sau đây:

- Thực hiện chế độ về quản lý tài chính, quy định về giám sát tài chính theo quy định của pháp luật;

- Xác định và xây dựng đồng bộ các giải pháp thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn, các quỹ, tài sản trong doanh nghiệp;

- Kiểm tra, phát hiện kịp thời các hành vi gây lãng phí phát sinh tại doanh nghiệp;

- Thực hiện khuyến khích đối với những cơ quan, tổ chức, cá nhân đã có các phát hiện lãng phí xảy ra trong doanh nghiệp, khen thưởng đối với những người có thành tích trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước

- Xây dựng, đăng ký với chủ sở hữu mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về tiết kiệm, tiết giảm chi phí sản xuất, kinh doanh hàng năm và dài hạn của doanh nghiệp;

- Đề ra các biện pháp, giải pháp để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, tiết giảm chi phí, công khai đến người lao động trong doanh nghiệp;

- Tổ chức thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm đã đăng ký, định kỳ hàng năm báo cáo chủ sở hữu và cơ quan quản lý có liên quan về kết quả thực hiện;

- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát nội bộ, thực hiện tự kiểm tra, rà soát, báo cáo giám sát tài chính để phát hiện kịp thời các sai phạm trong quản lý, sử dụng vốn và các quỹ của doanh nghiệp.

19 "ông lớn" doanh nghiệp nhà nước dự kiến về "siêu" Ủy ban - Nhịp sống  kinh tế Việt Nam & Thế giới

Xử lý hành vi lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Hiện nay, pháp luật quy định về 4 hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm:

  • Quản lý, sử dụng vốn nhà nước kém hiệu quả, gây thất thoát;
  • Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước không đúng mục đích;
  • Trích lập và quản lý, sử dụng các quỹ không đúng mục đích, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
  • Không tổ chức xây dựng các biện pháp để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.

Theo đó, nếu người đại diện theo ủy quyền quyền đối với phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp là người vi phạm những nội dung trên thì bị xử lý như sau:

  • Có trách nhiệm giải trình theo yêu cầu của chủ sở hữu;
  • Tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Đối với người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước vi phạm sẽ bị xử lý như sau:

  • Có trách nhiệm giải trình theo yêu cầu của chủ sở hữu, của cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, giám sát và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành;
  • Bồi thường một phần hoặc toàn bộ thiệt hại theo quy định của pháp luật;
  • Tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư