2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Là một Chủ tịch nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn nêu cao tinh thần gương mẫu về lối sống giản dị và thực hành tiết kiệm. Theo Bác, tiết kiệm không phải là bủn xỉn, nhịn ăn, nhịn mặc mà là ở chi tiêu vào những việc cần thiết, không xa xỉ, không hoang phí.
Vậy thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là gì? Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong tổ chức bộ máy, quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong khu vực nhà nước như thế nào? Hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây hoặc GỌI NGAY tới hotline 0908 308 123 để được Luật sư TƯ VẤN MIỄN PHÍ.
- Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 44/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019;
2. Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
Theo Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 thì tiết kiệm là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định. Đối với việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên ở những lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì tiết kiệm là việc sử dụng ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng đạt cao hơn mục tiêu đã định.
Lãng phí là việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên không hiệu quả. Đối với lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã định. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm suy yếu các nguồn lực để phát triển đất nước, làm thất thoát ngân khố quốc gia, kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của đất nước.
Chính vì vậy, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của từng cơ quan, đơn vị, từng cán bộ, đảng viên, nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ và đời sống hàng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Mỗi chúng ta nêu cao và thực hiện việc tiết kiệm, chống lãng phí điện, nước, thời gian, tiền của… là để tăng gia sản xuất, để dần nâng cao và cải thiện đời sống của nhân dân; để tích trữ thêm vốn và các nguồn lực quan trọng cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Khoản 4 Điều 3 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ghi nhận như sau:
“4. Khu vực nhà nước bao gồm các cơ quan, tổ chức do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm phục vụ các nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội.”
Theo đó, khu vực nhà nước (hay còn gọi là khu vực công) là một bộ phận của nền kinh tế bao gồm dịch vụ công và doanh nghiệp công.
Các lĩnh vực công bao gồm hàng hóa công cộng và các dịch vụ chính phủ như quân đội, cơ quan thực thi pháp luật, cơ sở hạ tầng (đường công cộng, cầu, đường hầm, cấp nước, cống rãnh thoát nước thải, lưới điện, viễn thông, v.v.), giao thông công cộng, giáo dục công cộng, cùng với chăm sóc sức khỏe và những người làm việc cho chính phủ, chẳng hạn như các quan chức dân cử. Khu vực công có thể cung cấp các dịch vụ mà không thể loại trừ người không trả tiền (chẳng hạn như chiếu sáng đường phố), các dịch vụ mang lại lợi ích cho toàn xã hội chứ không chỉ cho cá nhân sử dụng dịch vụ.
Lao động là một hoạt động của con người có mục đích tác động để làm biến đổi các vật chất tự nhiên thành những sản phẩm có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế để phục vụ nhu cầu của con người và xã hội.
Sử dụng lao động là việc sử dụng của con người với tư cách đầu vào nhân tố trong quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
Giá trị của hàng hóa và dịch vụ là do lao động xã hội, lao động trừu tượng của người lao động kết tinh trong hàng hóa. Vậy, lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó. Lượng lao động tiêu hao ấy được tính bằng thời gian lao động và người lao động sẽ được trả lương dựa trên thời gian và công sức mình đã bỏ ra.
Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới hoặc ngay tại Việt Nam luôn xuất hiện tình trạng có người nhưng không có việc. Số lượng cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị không ngừng tăng và trở nên dày đặc, nhưng không đáp ứng được số lượng công việc đề ra. Có những người chỉ đến cơ quan ngồi và nhận lương chứ không có việc để làm, hoặc là đùn đẩy trách nhiệm cho nhau do không bị chồng chéo chức năng. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc mà còn làm thiếu hụt ngân sách, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cơ quan và nền kinh tế xã hội.
Chính vì vậy, sử dụng lao động và thời gian lao động cần phải hợp lý, đúng người đúng việc, hiệu quả cao, thừa thì rút bớt. Người lao động phải nhận được giá trị xứng đáng với thời gian và công sức mình bỏ ra.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động.
- Cơ quan có thẩm quyền khi xét duyệt biên chế, quyết định sử dụng nguồn lực lao động, thời gian lao động phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, chỉ tiêu biên chế bảo đảm yêu cầu tiết kiệm, chống lãng phí.
- Quản lý, sử dụng lao động, thời gian lao động phải trên cơ sở ứng dụng công nghệ, hiện đại hóa và yêu cầu cải cách hành chính.
- Việc tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức phải trên cơ sở rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, định mức biên chế hiện có để tránh chồng chéo, bỏ trống, trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ.
Trong cơ quan nhà nước
Việc nâng ngạch, chuyển ngạch, bổ nhiệm cán bộ, công chức phải theo đúng quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập
Quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong các cơ quan, tổ chức khác
Các cơ quan, tổ chức khác căn cứ vào thực tế sử dụng lao động, thời gian lao động của mình để áp dụng những nguyên tắc trên một cách hợp lý.
Hiện nay, pháp luật quy định 7 hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước bao gồm:
1. Tuyển dụng công chức vượt quá chỉ tiêu biên chế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; tuyển dụng sai đối tượng, không đúng quy định hoặc thẩm quyền.
2. Tuyển dụng vào biên chế, ký hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn đối với những công việc có thể áp dụng hình thức hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng hoặc tuyển dụng theo hình thức ngược lại.
3. Tuyển dụng viên chức không căn cứ vào yêu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức không căn cứ vào yêu cầu công việc, trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, ngạch, chức danh theo quy định.
5. Đào tạo, bồi dưỡng không đúng kế hoạch, không căn cứ vào yêu cầu cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và năng lực của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
6. Sử dụng thời gian lao động vào việc riêng, sử dụng thời gian lao động không hiệu quả.
7. Giao biên chế cao hơn so với nhu cầu thực tế, không phù hợp với tiến bộ khoa học, trình độ tay nghề của người lao động.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh