Tiếp nhận, xác minh nạn nhân bị mua bán được giải cứu như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:10 (GMT+7)

Bài viết trình bày về việc tiếp nhận , xác minh nạn nhân được giải cứu

Mua bán người là hành vi coi con người như là một loại hàng để mua, bán, trao đổi kiếm lời. Phòng, chống mua bán người là nội dung của chương trình phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và được kết hợp với việc thực hiện các chương trình khác về phát triển kinh tế - xã hội. 

Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc tiếp nhận, xác minh nạn nhân được giải cứu như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Thế nào là nạn nhân được giải cứu

Theo quy định tại Điều 2, Luật phòng, chống mua bán người năm 2011, nạn nhân là người bị xâm hại bởi các hành vi như bóc lột tình dục, nô lệ tình dục, cưỡng bức lao động. Trong đó: 

+ Bóc lột tình dục là việc ép buộc người khác bán dâm, làm đối tượng để sản xuất ấn phẩm khiêu dâm, trình diễn khiêu dâm hoặc làm nô lệ tình dục.

+ Nô lệ tình dục là việc một người do bị lệ thuộc mà buộc phải phục vụ nhu cầu tình dục của người khác.

+ Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ. Hành vi dùng vũ lực là hành vi làm tê liệt sự kháng cự của người bị hại để người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội. Bên cạnh đó, đe doạ dùng vũ lực là hành vi của một người dùng lời nói hoặc hành động uy hiếp tinh thần của người khác, làm cho người bị đe dọa sợ hãi như: doạ giết, dọa đánh, dọa bắn... làm cho người bị hại sợ hãi phải để cho người phạm tội đem mình ra trao đổi. 

Từ đó, có thể hiểu nạn nhân được giải cứu là nạn nhân mua bán người được cơ quan chức năng giải cứu 

Tiếp nhận, xác minh nạn nhân được giải cứu

Căn cứ quy định tại Điều 25, Luật phòng, chống mua bán người năm 2011, 

- Cơ quan Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển đã giải cứu nạn nhân có trách nhiệm thực hiện hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân trong trường hợp cần thiết và chuyển ngay người đó đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội gần nơi nạn nhân được giải cứu.

Cơ quan giải cứu có trách nhiệm cấp giấy xác nhận nạn nhân cho người được giải cứu trước khi chuyển giao; trường hợp người được giải cứu chưa được xác nhận là nạn nhân do chưa có đủ cơ sở thì sau khi tiếp nhận. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị cơ quan Công an cùng cấp xác minh nạn nhân. 

- Sau khi tiếp nhận nạn nhân, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện các quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật phòng, chống mua bán người năm 2011 bao gồm hỗ trợ chi phí đi lại, làm thủ tục chuyển giao cho các cơ sở bảo trợ xã hội... Trường hợp nạn nhân chưa được cơ quan giải cứu xác nhận là nạn nhân, thì trước khi thực hiện việc hỗ trợ chi phí đi lại hoặc chuyển giao nạn nhân cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với cơ quan Công an cùng cấp xác định thông tin ban đầu về nạn nhân.

Điều 7, Thông tư liên tịch 01/2014/TTLT-BCA-BQP-BLĐTBXH-BNG quy định chi tiết về việc tiếp nhận, xác minh nạn nhân được giải cứu như sau: 

- Cơ quan giải cứu (Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển) thực hiện các việc sau: 

+ Trường hợp người được giải cứu có đủ căn cứ để xác định nạn nhân thì thực hiện việc hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân; cấp Giấy xác nhận nạn nhân bị mua bán; bàn giao nạn nhân cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi giải cứu để thực hiện các thủ tục. 

+ Trường hợp chưa đủ căn cứ xác định là nạn nhân thì sau khi thực hiện việc hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, cơ quan giải cứu bàn giao người được giải cứu cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội của địa phương đó để đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân. 

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi giải cứu thực hiện các việc sau: 

+ Trường hợp người được giải cứu đã được cấp Giấy xác nhận nạn nhân bị mua bán thì thực hiện việc hỗ trợ theo quy định của pháp luật;

+ Trường hợp chưa đủ căn cứ xác định là nạn nhân thì gửi văn bản đề nghị Công an cấp huyện nơi người được giải cứu xác minh, xác định nạn nhân; khi có kết quả xác minh thì giải quyết các thủ tục như đối với trường hợp nạn nhân bị mua bán trong nước quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2014/TTLT-BCA-BQP-BLĐTBXH-BNG

- Công an cấp huyện nơi người được giải cứu thực hiện việc xác minh, xác định nạn nhân và trả lời kết quả cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2014/TTLT-BCA-BQP-BLĐTBXH-BNG

Trường hợp Công an cấp huyện xác định không phải là nạn nhân, Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân làm các thủ tục đưa người được giải cứu ra khỏi cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật.

Luật Hoàng Anh 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư