2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hiện nay, cùng với sự tiến bộ vượt bậc của nền công nghệ - khoa học trên thế giới, năng lượng nguyên tử ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Nó ngày càng đóng vai trò quan trọng trong y tế, môi trường... ở khắp các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo số liệu của Cục Năng lượng nguyên tử, ta có thể thấy được những thành tựu và kết quả nổi bật của hoạt động nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử vào phục vụ kinh tế - xã hội ở nước ta. Để đạt được những thành quả đó, trước hết phải nói đến tiền đề pháp lý mà nước ta đã tạo ra cho các hoạt động năng lượng nguyên tử này, hướng dẫn và đảm bảo các hoạt động đi vào nề nếp và được quản lý một cách thống nhất.
- Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008 được Quốc hội lần thứ 12 thông qua (sau đây được gọi là Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008).
- Quyết định số 446/QĐ – TTg ngày 07 tháng 04 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng an toàn hạt nhân quốc gia.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 quy định như sau:
“2. Hội đồng an toàn hạt nhân quốc gia là cơ quan tư vấn của Thủ tướng Chính phủ, có trách nhiệm giúp Thủ tướng về chính sách, biện pháp bảo đảm an toàn hạt nhân trong sử dụng năng lượng nguyên tử, trong quá trình hoạt động của nhà máy điện hạt nhân và biện pháp xử lý đối với sự cố hạt nhân đặc biệt nghiêm trọng; xem xét, đánh giá báo cáo an toàn của nhà máy điện hạt nhân, kết quả thẩm định của cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân.”
Theo đó, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân là cơ quan thường trực của Hội đồng, có trách nhiệm giúp Hội đồng chuẩn bị chương trình và bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động của Hội đồng.
Hội đồng an toàn hạt nhân quốc gia được tổ chức như sau:
- Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng là Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Phó Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng Bộ Công Thương.
- Các Ủy viên Hội đồng:
- Chủ tịch Hội đồng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xem xét, quyết định danh sách các Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng.
- Đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các chính sách, biện pháp bảo đảm an toàn hạt nhân trong sử dụng năng lượng nguyên tử, trong quá trình hoạt động của nhà máy điện hạt nhân và xử lý đối với sự cố hạt nhân đặc biệt nghiêm trọng.
- Đánh giá báo cáo của Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân về kết quả thẩm định vận hành thử và báo cáo phân tích an toàn nhà máy điện hạt nhân, kết quả kiểm tra an toàn đối với xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động, lắp đặt, nghiệm thu an toàn lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện hạt nhân.
- Trao đổi, thống nhất ý kiến với Bộ Công Thương trước khi Bộ Công Thương cấp giấy phép vận hành thử và vận hành chính thức nhà máy điện hạt nhân.
- Tổ chức khảo sát thực tiễn, thảo luận và lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước về những vấn đề quan trọng liên quan đến bảo đảm an toàn hạt nhân.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao về những vấn đề quan trọng liên quan đến phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử và bảo đảm an toàn hạt nhân.
- Báo cáo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của Hội đồng và những vấn đề quan trọng liên quan đến bảo đảm an toàn hạt nhân.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh