2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân. Trong đó, nhân dạng là đặc điểm cá biệt và ổn định bên ngoài của một người để phân biệt người này với người khác. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc quản lý căn cước công dân? Chúng tôi sẽ trình bày cụ thể trong bài viết dưới đây.
Căn cứ tại Điều 36, Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định về trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc quản lý căn cước công dân bao gồm:
- Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện các quy định của pháp luật về căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
- Phối hợp với Bộ Công an, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong quản lý nhà nước về căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cụ thể:
+ Bộ Tư pháp tổ chức thực hiện và chỉ đạo các cơ quan đăng ký hộ tịch cung cấp, cập nhật thông tin về hộ tịch của công dân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
+ Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách công nghệ thông tin có liên quan về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
+ Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công an bố trí kinh phí thường xuyên cho hoạt động của hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; kinh phí bảo đảm cho việc cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân; quy định cụ thể đối tượng, mức thu và việc quản lý, sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông bố trí nguồn vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước để xây dựng, duy trì hoạt động cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, bảo đảm cho việc cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Căn cứ quy định tại Khoản 4, Điều 3, Luật Căn cước công dân năm 2014, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Bên cạnh trách nhiệm của các bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh còn có trách nhiệm trong việc quản lý căn cước công dân quy định tại Điều 37, Luật Căn cước công dân năm 2014 như sau:
- Triển khai, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân tại địa phương.
- Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về căn cước công dân
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh