2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
An ninh, trật tự được hiểu là an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự là những ngành, nghề quy định tại Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh có yếu tố phức tạp liên quan đến an ninh, trật tự dễ bị lợi dụng để hoạt động phạm tội và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Điều 3, Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định 22 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý bao gồm sản xuất con dấu, kinh doanh công cụ hỗ trợ, kinh doanh các loại pháo, kinh doanh dịch vụ cầm đồ, xoa bóp…
Kinh doanh dịch vụ cầm đồ là một trong các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Cầm đồ được hiểu là cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ để giao kết hợp đồng vay tiền.
Khoản 4, Điều 3, Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định về việc kinh doanh dịch vụ cầm đồ, gồm: Kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố.
Điều 9, Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với kinh doanh dịch vụ cầm đồ như sau:
Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải là người có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký đặt địa điểm hoạt động kinh doanh và trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản.
Ngoài các trách nhiệm chung quy định tại Điều 25, Nghị định 96/2016/NĐ-CP, cơ sơ kinh doanh dịch vụ cầm đồ còn có các trách nhiệm riêng được quy định cụ thể chi tiết tại Điều 29, Nghị định 96/2016/NĐ-CP như sau:
- Kiểm tra giấy tờ tùy thân của người mang tài sản đến cầm cố, gồm: Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ cá nhân khác có dán ảnh do cơ quan quản lý nhà nước cấp, còn giá trị sử dụng, đồng thời photocopy lưu lại tại cơ sở kinh doanh.
- Lập hợp đồng cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật.
Điều 309, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:
Điều 309. Cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Từ quy định trên, có thể hiểu hợp đồng cầm cố tài sản là văn bản thoả thuận giữa bên cầm cố và bên nhận cầm cố, bên cầm cố giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.
- Đối với những tài sản cầm cố theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu thì chỉ được cầm cố khi các tài sản đó có đầy đủ giấy sở hữu và cơ sở kinh doanh phải giữ lại bản chính của các loại giấy đó trong thời gian cầm cố tài sản.
- Đối với những tài sản cầm cố thuộc sở hữu của người thứ ba phải có văn bản ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu.
- Không được nhận cầm cố đối với tài sản không rõ nguồn gốc hoặc tài sản do các hành vi vi phạm pháp luật mà có.
- Tỷ lệ lãi suất cho vay tiền khi nhận cầm cố tài sản không vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật dân sự.
Cụ thể Điều 468, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về lãi suất cho vay như sau:
Điều 468. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
- Bố trí kho bảo quản tài sản cầm cố và đảm bảo an toàn đối với tài sản của người mang tài sản đến cầm cố.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh