2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tham nhũng là căn bệnh “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực nhà nước. Nói đến tham nhũng là nói đến sự nguy hại do nó gây ra trên tất cả các phương diện, từ chính trị, kinh tế, hành chính - pháp luật cho đến văn hóa, xã hội, đạo đức, tâm linh,…Vì vậy, phòng chống tham nhũng luôn là vấn đề rất quan trọng, then chốt trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước trong phòng chống tham nhũng.
Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
Tài sản tham nhũng là tài sản có được từ tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và tổ chức, đơn vị khác do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm phục vụ nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội.
Theo Điều 70 Luật phòng, chống tham nhũng 2018 quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng như sau:
Thứ nhất: Chỉ đạo việc thực hiện trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng. Cụ thể:
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kịp thời phát hiện, xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; thực hiện quy định khác của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng;
- Tiếp nhận, xử lý kịp thời phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, tin báo về hành vi tham nhũng;
- Kịp thời cung cấp thông tin và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình phát hiện, xử lý tham nhũng.
Thứ hai: Gương mẫu, liêm khiết; chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc đạo đức kinh doanh.
Bởi lẽ là người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị, nên những đối tượng này phải gương mẫu, liêm khiết; chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc đạo đức kinh doanh. Từ đó làm gương cho cấp dưới, đẩy lùi những vấn đề tiêu cực trong chính cơ quan, đơn vị, tổ chức, tránh tình trạng các cá nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị, tổ chức cũng sẽ thực hiện những hành vi tham nhũng như lãnh đạo của mình.
Thứ ba: Chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách theo quy định tại Điều 72 và Điều 73 của Luật Phòng chống tham nhũng.
Theo đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm trực tiếp khi để xảy ra tham nhũng của người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ. Tùy theo tính chất, mức độ, trường hợp tham nhũng cụ thể mà người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và có thể được xem xét loại trừ, miễn, giảm hoặc bị tăng trách nhiệm pháp lý.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh