2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Hiện nay, cùng với sự tiến bộ vượt bậc của nền công nghệ - khoa học trên thế giới, năng lượng nguyên tử ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Nó ngày càng đóng vai trò quan trọng trong y tế, môi trường... ở khắp các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo số liệu của Cục Năng lượng nguyên tử, ta có thể thấy được những thành tựu và kết quả nổi bật của hoạt động nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử vào phục vụ kinh tế - xã hội ở nước ta. Để đạt được những thành quả đó, trước hết phải nói đến tiền đề pháp lý mà nước ta đã tạo ra cho các hoạt động năng lượng nguyên tử này, hướng dẫn và đảm bảo các hoạt động đi vào nề nếp và được quản lý một cách thống nhất.
- Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 được Quốc hội lần thứ 12 thông qua ngày 03 tháng 06 năm 2008. (sau đây được gọi là Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008).
- Thông tư số 06/2016/TT-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc cấp giấy đăng ký và cấp chứng chỉ hành nghề đối với một số hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử là một trong những hoạt động trong lĩnh vực năng lượng điện tử. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Đối với tổ chức tiến hành hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử:
- Đối với cá nhân hoạt động độc lập trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử phải có chứng chỉ hành nghề dịch vụ.
Đồng thời, tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử phải được sự cho phép của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.
- Đơn đề nghị cấp giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử
- Phiếu khai báo nhân viên thực hiện dịch vụ;
- Bản sao Chứng chỉ hành nghề dịch vụ tương ứng với loại hình dịch vụ của các nhân viên thực hiện dịch vụ;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/đăng ký đầu tư;
- Bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của tổ chức đề nghị cấp giấy đăng ký đối với nhân viên thực hiện dịch vụ;
- Bản sao giấy phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng chất phóng xạ, thiết bị bức xạ đối với trường hợp cơ sở sử dụng chất phóng xạ, thiết bị bức xạ trong quy trình thực hiện dịch vụ;
- Bản sao hợp đồng dịch vụ đọc liều cá nhân của nhân viên thực hiện dịch vụ (áp dụng đối với trường hợp thực hiện dịch vụ có tiếp xúc trực tiếp với nguồn bức xạ). Hợp đồng phải được ký kết với tổ chức, cá nhân được cấp Giấy đăng ký hoạt động dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân;
- Tài liệu chứng minh việc bảo đảm cơ sở vật chất - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hoạt động dịch vụ theo nội dung đăng ký;
- Phiếu khai báo thiết bị, phương tiện thực hiện dịch vụ và trang thiết bị bảo hộ lao động;
- Báo cáo phân tích an toàn bức xạ quá trình thực hiện dịch vụ. Trường hợp đề nghị cấp Giấy đăng ký hoạt động dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với nhân viên bức xạ phải có quy chế quản lý hoạt động đào tạo.
- Mẫu trả kết quả thực hiện dịch vụ.
Hồ sơ được nộp đến Cục An toàn bức xạ và hạt nhân – Bộ Khoa học và Công nghệ.
Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ.
Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phí thẩm định và lệ phí cấp giấy đăng ký, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép cho cơ sở. Trường hợp từ chối cấp giấy đăng ký phải có văn bản thông báo cho cơ sở và nêu rõ lý do.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh