Trình tự, thủ tục lập Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:15 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Trình tự, thủ tục lập Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia như thế nào

Hiện nay, cùng với sự phát triển tột bậc của nền kinh tế mới, xã hội ngày càng phát triển hơn. Những loại máy móc, thiết bị hiện đại ra đời đã và đang có những đóng góp vô cùng to lớn trợ giúp trong cuộc sống, tiết kiệm sức lao động của con người. Nguồn năng lượng quan trọng và chiếm đa số nhất để duy trì máy móc, thiết bị này lại chính là điện năng. Chính vì thế, điện đã trở thành yếu tố thiết yếu, không thể thiếu trong cuộc sống từ sản xuất đến sinh hoạt của người dân. Để quản lý điện một cách có hiệu quả và đảm bảo an toàn, trật tự xã hội, nước ta đã có những quy chế cụ thể trong lĩnh vực điện lực và vẫn đang cập nhật đổi mới từ ngày cho phù hợp với xu thế, nhu cầu của người dân.

Cơ sở pháp lý

- Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Luật số 24/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013;

2. Luật số 28/2018/QH14 ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

- Thông tư số 43/2014/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực.

Bước 1: Lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy hoạch để phê duyệt

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh phải được lập trên cơ sở các Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phải phù hợp với quy hoạch các nguồn năng lượng sơ cấp cho phát điện gồm cả nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo, các quy hoạch chuyên ngành điện và các quy hoạch ngành khác có liên quan.

Theo đó, trên cơ sở kế hoạch vốn dược duyệt cho lập Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, Tổng cục Năng lượng tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy hoạch trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt.

Bước 2: Lập Quy hoạch

Đơn vị tư vấn tiến hành lập Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia theo đề cương quy hoạch được duyệt và thời hạn được giao. Đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia phải bao gồm các nội dung chính sau:

  • Hiện trạng hệ thống điện quốc gia và đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn trước.
  • Hiện trạng và dự báo phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn quy hoạch.
  • Thông số đầu vào cho lập quy hoạch và các tiêu chí cho giai đoạn quy hoạch.
  • Dự báo nhu cầu điện theo tỉnh, vùng miền và toàn quốc cho giai đoạn quy hoạch.
  • Đánh giá các nguồn năng lượng sơ cấp, khả năng khai thác, khả năng xuất nhập khẩu năng lượng; đánh giá khả năng trao đổi điện giữa các vùng, miền; dự báo giá nhiên liệu cho sản xuất điện.
  • Chương trình phát triển nguồn điện lớn
  • Chương trình phát triển hệ thống điện truyền tải từ cấp điện áp 220kV trở lên.
  • Chương trình liên kết lưới điện với các nước trong khu vực.
  • Định hướng và tiêu chí phát triển lưới điện phân phối (110kV, trung và hạ áp).
  • Định hướng và tiêu chí phát triển điện nông thôn.
  • Định hướng phát triển năng lượng mới và năng lượng tái tạo.
  • Mô hình tổ chức quản lý ngành điện.
  • Tổng hợp khối lượng đầu tư và dự kiến nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn quy hoạch.
  • Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội chương trình phát triển điện lực quốc gia.
  • Cơ chế bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong phát triển điện lực quốc gia.
  • Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất cho các công trình điện.
  • Cơ chế thực hiện quy hoạch, bao gồm: cơ chế tổ chức thực hiện, cơ chế tài chính, cơ chế giá điện.
  • Các kết luận và kiến nghị.

Bước 3: Lấy ý kiến của các Ủy ban nhân dân tỉnh về vị trí quy hoạch

Trong quá trình lập quy hoạch, đơn vị tư vấn lập quy hoạch có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của các Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất về vị trí quy hoạch địa điểm các nhà máy điện và các trạm biến áp 500kV dự kiến phát triển trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn quy hoạch.

Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản của đơn vị tư vấn đề nghị có ý kiến thống nhất về vị trí quy hoạch địa điểm, Ủy ban nhân dân tỉnh phải có văn bản trả lời. Sau thời hạn trên, trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh không có văn bản trả lời, coi như Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất với vị trí quy hoạch địa điểm các nhà máy điện và các trạm biến áp 500kV dự kiến phát triển trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn quy hoạch theo đề xuất của đơn vị tư vấn.

Bước 4: Lấy ý kiến của các Tập đoàn về lĩnh vực điện lực

Sau khi hoàn thành dự thảo Đề án quy hoạch, đơn vị tư vấn lập quy hoạch chịu trách nhiệm gửi dự thảo Đề án quy hoạch cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN), các Tổng công ty Điện lực miền (PCs) và Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (NPT) để có ý kiến chính thức và hoàn thiện đề án trước khi gửi Tổng cục Năng lượng thẩm định, báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bước 5: Tổng cục Năng lượng thẩm định, báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương

Bước 6: Bộ trưởng Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án.

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư