Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:58 (GMT+7)

Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

 

Căn cứ pháp lý:

Luật An toàn thực phẩm năm 2010.
- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là gì?

Giấy phép phòng cháy chữa cháy là loại giấy tờ được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nó có giá trị chứng minh đối tượng được cấp đáp ứng đủ các điều kiện về phòng cháy chữa cháy.

Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

1. Phải có giấy chứng nhận về sức khỏe và kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Người trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh ngành nghề có liên quan đến thực phẩm phải có đủ sức khỏe đảm bảo hoạt động của cơ sở. Khám sức khỏe là một trong những yêu cầu cơ bản trong thủ tục xin cấp giấy phép này. Đồng thời phải tham gia một bài kiểm tra liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.

2. Hồ sơ khi xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu quy định)
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng)
- Bản thuyết minh về điều kiện cơ sở vật chất đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh, mô tả quy trình chế biến thực phẩm)
- Bản cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm của đơn vị sản xuất kinh doanh;
- Chứng nhận sức khỏe của người trực tiếp sản xuất kinh doanh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;
- Chứng nhận hoàn thành khóa tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm
3. Thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Cá nhân, tổ chức đến nộp hồ sơ tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm; Sở y tế.
- Bước 3: Khi hồ sơ hợp lệ, Chi cụ An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức đoàn thẩm định cơ sở. Kết quả thẩm định cơ sở ghi vào biên bản Thẩm định cơ sở. Sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ và biên bản cho Chi cục trưởng hoặc Cục trưởng cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Bước 4: Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trả Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm cho cá nhân, tổ chức;
Lưu ý: Trường hợp kết quả thẩm định không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa 3 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.

4. Thẩm quyền giải quyết:
- Giấy phép VSATTP do Sở Công thương cấp: Loại hình sản xuất Bánh, kẹo, thực phẩm làm từ bột, dầu ăn, rượu, nước giải khát...
- Giấy phép VSATTP do Sở Nông nghiệp cấp: Loại hình sản xuất Nông sản, thuỷ sản, đóng gói rau củ quả, thịt cá trứng...
- Giấy phép VSATTP do Sở Y tế cấp: Sản xuất nước uống tinh khiết, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn, suất ăn công nghiệp...
- Giấy phép VSATTP do Cục VSATTP - Bộ Y tế cấp: Các sản phẩm nhập khẩu, thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, thực phẩm nguy cơ cao...
5. Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư