Giấy phép xây dựng được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:59:45 (GMT+7)

giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật

Giấy phép xây dựng là loại văn bản do cơ quan nhà nước cấp (theo một mẫu nhất định) xác nhận việc cho phép cá nhân, tổ chức được phép xây dựng nhà ở, công trình,… theo ý muốn trong phạm vi nội dung được cấp phép. Nó là công cụ để tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng đô thị đã được phê duyệt, qua đó xác định được người dân xây dựng đúng hay không theo quy hoạch.

Giấy phép xây dựng là gì?

Theo Khoản 17 Điều 3 Luật xây dựng 2014 đưa ra khái niệm về giấy phép xây dựng:

"Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình."

Phân loại về giấy phép xây dựng

Theo Khoản 3 Điều 89 của bộ luật xây dựng quy định rõ, Giấy phép xây dựng gồm có 3 loại:

1. Giấy phép xây dựng mới

Loại giấy phép này được cấp cho các chủ đầu tư có nhu cầu xây dựng mới công trình. Giấy phép xây dựng được chia ra làm 2 loại giấy:

+ Giấy phép có thời hạn: Cấp cho các dự án xây dựng công trình, nhà ở đơn lẻ có thời gian sử dụng theo quy hoạch có thời hạn sử dụng tùy theo phương án thực hiện

+ Giấy phép giai đoạn: Được cấp cho từng phần nhỏ của dự án xây dựng công trình lớn. Bên cạnh đó được cấp cho công trình nhỏ cho một dự án đang trong quá trình xây hoặc chưa hoàn thiện xong.

2. Giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo

Đối với những trường hợp có nhu cầu sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kết cấu chịu lực, diện tích của công trình, dự án thì người dân cần phải xin giấy phép. Trường hợp thay đổi mặt ngoài của công trình kiến ​​trúc giáp đường làm ảnh hưởng đến môi trường, an toàn công trình, công trình sử dụng thay đổi thì phải xin phép xây dựng.

3. Giấy phép xây dựng di dời công trình

Những trường hợp cụ thể chúng ta cần phải xin giấy phép xây dựng di dời công trình như sau:

+ Di dời nhà ở riêng lẻ, công trình trong các khu đô thị

+ Di dời nhà ở riêng lẻ, công trình trong trung tâm của cụm xã

+ Di dời nhà ở riêng lẻ, công trình trong các khu bảo tồn, khu di tích văn hóa - lịch sử.

Giấy phép xây dựng bao gồm những nội dung nào?

Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng bao gồm:

+ Vị trí, địa điểm xây dựng, các tuyến xây dựng của công trình

+ Hiệu lực của giấy phép

+ Loại, cấp công trình

+ Xây dựng công trình cốt lõi

+ Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng

+ Môi trường bảo vệ và công ty đầy đủ

Đối với người sử dụng công trình, công việc ở đô thị, ngoài các nội dung trên phải có nội dung về diện tích xây dựng, chiều cao từng tầng, chiều cao tối đa của toàn bộ công trình, màu sắc.

Vì sao cần phải xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở?

Khi xây dựng nhà ở các chủ đầu tư đều phải đề nghị về việc xin giấy phép xây dựng. Ngoại trừ trường hợp được miễn. Đây là thủ tục pháp lý bắt buộc với các công trình xây dựng nhà ở. Được pháp luật Việt Nam quy định và có hiệu lực thi hành.

+ Giảm thiểu được rủi ro khi xảy ra các tranh chấp kiện tụng, liên quan đến xây dựng công trình.

+ Tạo điều kiện để các dự án xây dựng được thực hiện một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

+ Giấy phép xây dựng giúp cơ quan nhà nước đảm bảo việc xây dựng theo quy hoạch. Giám sát sự hình thành và phát triển của cơ sở hạ tầng. Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường. Từ đó, góp phần phát triển nền kiến trúc hiện đại mà vẫn giữ gìn được bản sắc dân tộc.

+ Đối với hoạt động đất đai phải chuyển mục đích sử dụng đất trong hạn mức trước khi xin phép xây dựng.

+ Nếu các chủ đầu tư không thực hiện các thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở. Việc cố tình thực hiện, sẽ được cơ quan chức năng xử lý và hủy bỏ chế độ vận hành.

Những công trình được miễn giấy phép xây dựng

Theo Khoản 2 điều 89 của Luật xây dựng năm 2014 được sửa đổi bổ sung  năm 2020 những loại công trình dưới đây sẽ được miễn giấy phép xây dựng:

a) Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp;

b) Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng;

c) Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật này;

d) Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;

đ) Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo, công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ;

e) Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

g) Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật này;

h) Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

i) Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;

k) Chủ đầu tư xây dựng công trình quy định tại các điểm b, e, g, h và i khoản này, trừ nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm i khoản này có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý.

 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư