Trường hợp nào được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:16 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Trường hợp được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực

Hiện nay, cùng với sự phát triển tột bậc của nền kinh tế mới, xã hội ngày càng phát triển hơn. Những loại máy móc, thiết bị hiện đại ra đời đã và đang có những đóng góp vô cùng to lớn trợ giúp trong cuộc sống, tiết kiệm sức lao động của con người. Nguồn năng lượng quan trọng và chiếm đa số nhất để duy trì máy móc, thiết bị này lại chính là điện năng. Chính vì thế, điện đã trở thành yếu tố thiết yếu, không thể thiếu trong cuộc sống từ sản xuất đến sinh hoạt của người dân. Để quản lý điện một cách có hiệu quả và đảm bảo an toàn, trật tự xã hội, nước ta đã có những quy chế cụ thể trong lĩnh vực điện lực và vẫn đang cập nhật đổi mới từ ngày cho phù hợp với xu thế, nhu cầu của người dân.

Cơ sở pháp lý

- Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Luật số 24/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013;

2. Luật số 28/2018/QH14 ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

- Thông tư số 21/2020/TT-BTC ngày 09 tháng 9 năm 2020 của Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Trường hợp được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực

Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Luật Điện lực ghi nhận như sau:

“1. Hoạt động điện lực là hoạt động của tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư phát triển điện lực, phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện, điều hành giao dịch thị trường điện lực, bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực và những hoạt động khác có liên quan.”

Theo đó, Giấy phép hoạt động điện lực là loại văn bản được cấp cho tổ chức, cá nhân để thực hiện một hoặc nhiều lĩnh vực hoạt động điện lực sau: Tư vấn chuyên ngành điện lực, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện và xuất, nhập khẩu điện.

Dựa theo các chính sách và nguyên tắc trong hoạt động điện lực mà Nhà nước đã đưa ra, các trường hợp sau đây được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực:

  • Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở phát điện để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác;
  • Tổ chức, cá nhân hoạt động phát điện có công suất lắp đặt dưới mức công suất theo quy định của Bộ Công thương;
  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo mua điện với công suất nhỏ hơn 50 kVA từ lưới điện phân phối để bán điện trực tiếp tới khách hàng sử dụng điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo;
  • Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia và đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực.

Trách nhiệm đối với tổ chức cá nhân được miễn trừ và UBND tỉnh trong quản lý hoạt động điện lực

- Tổ chức, cá nhân được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực phải tuân thủ các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật quản lý vận hành, các quy định về giá điện, điều kiện về kỹ thuật, an toàn.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý, kiểm tra tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực sau:

  • Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở phát điện để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác;
  • Tổ chức, cá nhân hoạt động phát điện có công suất lắp đặt dưới mức công suất theo quy định của Bộ Công thương;
  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo mua điện với công suất nhỏ hơn 50 kVA từ lưới điện phân phối để bán điện trực tiếp tới khách hàng sử dụng điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư