Việc vi phạm các quy định về đăng ký và quản lý cư trú bị xử phạt như thế nào? (P2)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:05 (GMT+7)

Bài viết trình bày về việc xử phạt vi phạm các quy định về đăng ký và quản lý cư trú

Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã). Nơi cư trú được của công dân bao gồm nơi thường trú và nơi tạm trú. Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú và nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại. 

Căn cứ quy định tại Khoản 5, Điều 2, Luật Cư trú năm 2020, đăng ký cư trú là việc thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng; thông báo lưu trú và khai báo thông tin, điều chỉnh thông tin về cư trú. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, việc vi phạm các quy định 

Nếu như ở phần trước chúng tôi đã trình bày về các hành vi vi phạm bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 2.000.000 đồng thì trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày về các nội dung sau: 

Xem thêm: Việc vi phạm các quy định về đăng ký và quản lý cư trú bị xử phạt như thế nào? (P1)

Xử phạt vi phạm hành chính 

Các hành vi phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng

Các hành vi bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Khai man, giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được đăng ký thường trú, tạm trú, cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;

- Làm giả sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc giả mạo điều kiện để được đăng ký thường trú;

- Sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giả;

- Cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký cư trú không sinh sống tại chỗ ở đó;

- Cá nhân, chủ hộ gia đình cho người khác nhập hộ khẩu vào cùng một chỗ ở của mình nhưng không bảo đảm diện tích tối thiểu trên đầu người theo quy định;

- Ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động không thuộc doanh nghiệp của mình để nhập hộ khẩu;

- Sử dụng hợp đồng lao động trái với quy định của pháp luật để nhập hộ khẩu;

- Không khai báo tạm trú cho người nước ngoài thuê nhà để ở.

Xem thêm: Gắn link bài viết người nước ngoài 

Hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả

- Các hình thức xử phạt bổ sung 

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi sau: 

+ Tẩy, xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú;

+ Khai man, giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được đăng ký thường trú, tạm trú, cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;

+ Làm giả sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc giả mạo điều kiện để được đăng ký thường trú;

+ Sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giả;

- Các biện pháp khắc phục hậu quả

Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm: 

- Buộc thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú đối với hành vi tẩy, xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú; khai man, giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được đăng ký thường trú, tạm trú, cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;

- Buộc hủy bỏ thông tin, tài liệu sai sự thật đối với hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về cư trú 

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính sử dụng sổ hộ khẩu , sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;

- Buộc hủy bỏ hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật để nhập hộ khẩu đối với hành vi ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động không thuộc doanh nghiệp của mình để nhập hộ khẩu; sử dụng hợp đồng lao động trái với quy định của pháp luật để nhập hộ khẩu. 

Xử lý hình sự 

Khoản 1, Điều 346, Bộ luật hình sự năm 2015 quy định như sau: 

Điều 346. Tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới

1. Người nào vi phạm quy định về cư trú, đi lại hoặc các quy định khác về khu vực biên giới, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo quy định tại Điều 6, Biên giới Quốc gia năm 2003, khu vực biên giới bao gồm khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền; khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo; khu vực biên giới trên không gồm phần không gian dọc theo biên giới quốc gia có chiều rộng mười kilômét tính từ biên giới quốc gia trở vào.

Từ quy định trên, có thể hiểu hành vi vi phạm về cư trú tại khu vực biên giới, đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Cư trú

Luật Hoàng Anh 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư