VKS, TAND, UBND các cấp có trách nhiệm gì trong phòng, chống mua bán người?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:11 (GMT+7)

Bài viết trình bày về trách nhiệm của VKS, TAND, UBND trong phòng, chống mua bán người

Mua bán người là hành vi coi con người như là một loại hàng để mua, bán, trao đổi kiếm lời. Phòng, chống mua bán người là nội dung của chương trình phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và được kết hợp với việc thực hiện các chương trình khác về phát triển kinh tế - xã hội. 

Theo quy định tại Điều 2, Luật phòng, chống mua bán người năm 2011, nạn nhân bị mua bán là người bị xâm hại bởi các hành vi như bóc lột tình dục, nô lệ tình dục, cưỡng bức lao động. Bên cạnh các trách nhiệm chung thì VKS, TAND, UNBD các cấp có trách nhiệm trong phòng, chống mua bán người như sau: 

Xem thêm: Chính phủ, các bộ, có trách nhiệm gì trong phòng, chống mua bán người? (P1)

Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân

Căn cứ tại Điều 51, Luật phòng, chống mua bán người năm 2011 quy định Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân có trách nhiệm sau: 

- Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người; phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan trong đấu tranh phòng, chống mua bán người.

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện việc thống kê tội phạm mua bán người.

Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp

Căn cứ tại Điều 52, Luật phòng, chống mua bán người năm 2011, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:

- Lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội;

- Tổ chức thực hiện công tác phòng, chống mua bán người;

- Bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống mua bán người;

- Xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người;

- Tổ chức thực hiện công tác quản lý an ninh, trật tự để phòng, chống mua bán người.

Cùng với việc thực hiện các trách nhiệm trên, Ủy ban nhân dân cấp xã còn có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ chức, tạo điều kiện cho hoạt động tư vấn về phòng, chống mua bán người ở cơ sở

- Tiếp nhận nạn nhân và thực hiện việc hỗ trợ cho nạn nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật phòng, chống mua bán người năm 2011 cụ thể: 

Nạn nhân hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân có thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi gần nhất khai báo về việc bị mua bán. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận khai báo có trách nhiệm chuyển ngay người đó đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ quan, tổ chức có trụ sở. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông báo ngay với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp xã đã tiếp nhận nạn nhân thực hiện việc hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân.

- Tạo điều kiện cho nạn nhân hòa nhập cộng đồng.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật phòng, chống mua bán người

Luật Hoàng Anh 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư