2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã). Nơi cư trú được của công dân bao gồm nơi thường trú và nơi tạm trú. Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú và nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại.
Theo quy định tại Điều 3, Luật Cư trú năm 2020, nơi thường trú là là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú.
Nếu như trong phần trước chúng tôi đã trình bày về một số trường hợp xoá đăng ký thường trú thì trong phần này chúng tôi tiếp tục tục bày về các nội dung sau:
Xem thêm: Xoá đăng ký thường trú là gì? (P1)
- Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng quyền sở hữu chỗ đó đã chuyển cho người khác
Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác mà sau 12 tháng kể từ ngày chuyển quyền sở hữu vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý tiếp tục cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ và cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó;
- Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu
Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 118, Luật Xây dựng năm 2014, việc phá dỡ công trình được thực hiện trong các trường hợp như phá dỡ để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới, công trình xây dựng tạm; công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận; công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng…
Cơ quan đã đăng ký thường trú có thẩm quyền xóa đăng ký thường trú và phải ghi rõ lý do, thời điểm xóa đăng ký thường trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Trong đó, đăng ký cư trú là việc thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng; thông báo lưu trú và khai báo thông tin, điều chỉnh thông tin về cư trú.
Do vậy, cơ quan có thẩm quyền đăng ký cư trú là cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú.
Căn cứ tại Khoản 4, Điều 2, Luật Cư trú năm 2020, cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
Bên cạnh đó, căn cứ tại Khoản 3, Điều 2, Luật Cư trú năm 2020, cơ sở dữ liệu về cư trú là cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tập hợp thông tin về cư trú của công dân, được số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin, được kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu khác theo quy định của pháp luật.
Điều 18, Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định người công tác, làm việc trong Công an nhân được đăng ký thường trú tại nơi đơn vị đóng quân khi đáp ứng hai điều kiện sinh sống ổn định, lâu dài tại đơn vị đóng quân; đơn vị đóng quân có chỗ ở cho cán bộ, chiến sĩ.
Điều 20 Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định về việc xoá đăng ký thường trú đối với người học tập, công tác, làm việc trong Công an nhân dân như sau:
Cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp người học tập, công tác, làm việc ở tại đơn vị đóng quân trong Công an nhân dân có trách nhiệm định kỳ hàng quý gửi danh sách kèm văn bản đề nghị xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú những trường hợp thuộc diện xóa đăng ký thường trú tới cơ quan đăng ký cư trú nơi đơn vị đóng quân để xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú theo quy định.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Cư trú
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh