Xử lý thông tin phát hiện lãng phí như thế nào?

Thứ hai, 13/03/2023, 15:28:32 (GMT+7)

Bài viết trình bày các nội dung về Xử lý thông tin phát hiện lãng phí

Là một Chủ tịch nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn nêu cao tinh thần gương mẫu về lối sống giản dị và thực hành tiết kiệm. Theo Bác, tiết kiệm không phải là bủn xỉn, nhịn ăn, nhịn mặc mà là ở chi tiêu vào những việc cần thiết, không xa xỉ, không hoang phí.

Vậy chống lãng phí là gì? Phát hiện lãng phí xử lý như thế nào? Hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây hoặc GỌI NGAY tới hotline 0908 308 123 để được Luật sư TƯ VẤN MIỄN PHÍ.

Căn cứ pháp lý

- Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 44/2013/QH13 được Quốc hội lần thứ 13 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2013 (sau đây được gọi là Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013).

- Nghị định số 84/2014/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Thế nào là chống lãng phí?

Theo Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 thì lãng phí là việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên không hiệu quả. Đối với lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã định. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm suy yếu các nguồn lực để phát triển đất nước, làm thất thoát ngân khố quốc gia, kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của đất nước.

KỶ NIỆM 130 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH: Yêu Bác lòng ta trong sáng  hơn!

Chính vì vậy, việc thực hành chống lãng phí của từng cơ quan, đơn vị, từng cán bộ, đảng viên, nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ và đời sống hàng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Mỗi chúng ta nêu cao và thực hiện việc tiết kiệm, chống lãng phí điện, nước, thời gian, tiền của… là để tăng gia sản xuất, để dần nâng cao và cải thiện đời sống của nhân dân; để tích trữ thêm vốn và các nguồn lực quan trọng cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.

Thông tin phát hiện lãng phí là gì?

Nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân và công dân phát hiện và cung cấp kịp thời các thông tin về lãng phí, góp phần ngăn chặn lãng phí và làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức của cá nhân nơi để xảy ra lãng phí, trách nhiệm xem xét xử lý, khắc phục kịp thời và thực hiện việc giải trình về việc để xảy ra lãng phí, Chính phủ đã quy định cụ thể về phát hiện lãng phí. Theo đó, thông tin phát hiện lãng phí bao gồm:

- Tin, bài trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Phản ánh dưới hình thức khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Người phát hiện lãng phí có quyền cung cấp thông tin cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi để xảy ra lãng phí, thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp, cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán nhà nước để xem xét giải quyết hoặc cung cấp cho các phương tiện thông tin đại chúng để đưa tin theo quy định.

3 LOẠI TIỀN KHÔNG NÊN TIẾT KIỆM - Đầu tư tài chính cùng VNDIRECT

Người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí có quyền và nghĩa vụ gì?

Quyền của người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí

- Gửi văn bản hoặc trực tiếp cung cấp thông tin liên quan đến lãng phí tới cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

- Được giữ bí mật họ tên, địa chỉ và các thông tin cá nhân khác của mình;

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc xử lý thông tin phát hiện lãng phí do mình cung cấp;

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù, trù dập;

- Được khen thưởng theo quy định.

Nghĩa vụ của người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí

- Cung cấp thông tin trung thực, chính xác và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, tính chính xác của thông tin phát hiện;

- Hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc làm rõ các hành vi lãng phí đã phát hiện;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin cung cấp;

- Trường hợp cố ý cung cấp thông tin sai sự thật, cung cấp thông tin sai sự thật, lợi dụng thông tin gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, uy tín của người khác thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

 

Người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí có được pháp luật bảo vệ không?

Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã quy định rõ việc nghiêm cấm mọi hành vi cản trở việc thực hiện quyền cung cấp thông tin phát hiện lãng phí; đe dọa, trả thù, trù dập, xúc phạm người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí.

Cơ quan, tổ chức nơi xử lý thông tin phát hiện lãng phí, cơ quan công an nơi người cung cấp thông tin cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền có trách nhiệm áp dụng biện pháp, bảo vệ người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí khi phát sinh các trường hợp sau:

- Người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí chính thức có yêu cầu được bảo vệ;

- Cơ quan, tổ chức nơi có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý thông tin phát hiện lãng phí có căn cứ cho rằng có nguy cơ đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí;

- Các trường hợp phát sinh khác.

Theo đó, hiện nay pháp luật đã quy định rõ 4 biện pháp bảo vệ người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí bao gồm:

  • Bảo vệ bí mật các thông tin cá nhân liên quan đến người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí;
  • Tổ chức các hoạt động phối hợp giữa cơ quan, tổ chức nơi xử lý thông tin phát hiện lãng phí với cơ quan công an nơi người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí cư trú, làm việc, học tập; cơ quan, tổ chức có liên quan khác để bảo vệ;
  • Bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ để bảo vệ an toàn cho người, tài sản của người cung cấp thông tin;
  • Trường hợp cấp bách thực hiện di chuyển tạm thời người cung cấp thông tin đến nơi an toàn.

Xác minh thông tin phát hiện lãng phí như thế nào?

Việc xác minh thông tin phát hiện lãng phí được thực hiện qua 3 phương thức sau:

- Tình hình quản lý, sử dụng tiền, tài sản, lao động có liên quan đến thông tin phát hiện lãng phí tại cơ quan, tổ chức;

- Làm rõ sự việc lãng phí theo thông tin phát hiện;

- Xác định hành vi lãng phí, mức độ lãng phí.

Kinh nghiệm gửi tiết kiệm trong ngân hàng dù ít vẫn sinh lời tốt

Xử lý hành vi lãng phí

Khi đã có kết quả xác minh qua các phương thức nêu trên, căn cứ vào kết quả này, nếu có hành vi lãng phí thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi để xảy ra lãng phí có trách nhiệm thực hiện ngay các biện pháp ngăn chặn, khắc phục; xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý sai phạm và thông báo công khai kết quả xử lý hành vi lãng phí; thực hiện giải trình trước cơ quan chức năng về việc để xảy ra lãng phí.

Thời hạn xử lý không quá 90 ngày kể từ ngày nhận được thông tin phát hiện lãng phí; trường hợp cần thiết có thể gia hạn xử lý thông tin một lần nhưng không quá 30 ngày, đối với nội dung phức tạp thì không quá 60 ngày.

Trường hợp chưa có cơ sở để xác định có lãng phí xảy ra hoặc thông tin không đúng sự thật thì trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xác minh, cơ quan, tổ chức nơi tiếp nhận thông tin phát hiện lãng phí có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí khi có yêu cầu.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin phát hiện lãng phí không thực hiện, thực hiện không đúng quy định của Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo mức độ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp do chậm ngăn chặn, khắc phục để tiếp tục xảy ra lãng phí gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức hoặc pháp luật về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.

Ai có trách nhiệm xử lý thông tin phát hiện lãng phí?

Nghị định số 84/2014/NĐ-CP đã quy định rõ về trách nhiệm xử lý thông tin phát hiện lãng phí thuộc về cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán nhà nước và người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp.

Khi nhận được thông tin phát hiện lãng phí thì những cơ quan có thẩm quyền này có trách nhiệm:

- Yêu cầu, chỉ đạo người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi có phát hiện để xảy ra lãng phí:

  • Tổ chức kiểm tra, xác minh làm rõ thông tin phát hiện lãng phí;
  • Áp dụng biện pháp ngăn chặn, khắc phục hành vi lãng phí; xử lý hành vi lãng phí và báo cáo kết quả xử lý (nếu có);
  • Giải trình về việc để xảy ra lãng phí tại cơ quan, tổ chức;
  • Bảo vệ người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí theo thẩm quyền.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiểm toán theo thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi lãng phí.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư