2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Tiếp cận thông tin là một trong các quyền cơ bản của con người, của công dân, thuộc nhóm quyền dân sự - chính trị. Trong nhiều năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thực hiện và bảo đảm thực hiện quyền được tiếp cận thông tin của công dân, góp phần xây dựng một xã hội cởi mở hơn và nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý, điều hành đất nước của các cơ quan nhà nước, đẩy mạnh đưa chủ trương “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” từng bước đi vào cuộc sống.
Ngày 06/4/2016, tại kỳ họp thứ 11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật tiếp cận thông tin. Luật tiếp cận thông tin số 104/2016/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018. Bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về xử lý vi phạm về tiếp cận thông tin theo quy định của pháp luật.
Tiếp cận thông tin là việc đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông tin.
Thông tin là tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra.
Thông tin do cơ quan nhà nước tạo ra là tin, dữ liệu được tạo ra trong quá trình cơ quan nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, được người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước đó ký, đóng dấu hoặc xác nhận bằng văn bản.
Cung cấp thông tin bao gồm việc cơ quan nhà nước công khai thông tin và cung cấp thông tin theo yêu cầu của công dân.
Theo quy định tại Điều 15 Luật tiếp cận thông tin 2016 quy định như sau:
Điều 15. Xử lý vi phạm
1. Người nào có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Người cung cấp thông tin có một trong các hành vi quy định tại Điều 11 của Luật này mà gây thiệt hại thì cơ quan nhà nước cung cấp thông tin phải bồi thường thiệt hại, cá nhân có hành vi vi phạm có trách nhiệm hoàn trả theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
3. Người thực hiện quyền tiếp cận thông tin sử dụng thông tin được cung cấp gây ảnh hưởng xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Xử lý kỷ luật: Đây là biện pháp xử lý nhằm răn đe, giáo dục người có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin. Hình thức kỷ luật áp dụng có thể là: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Bãi nhiệm; Hạ bậc lương; Buộc thôi việc.
Xử phạt vi phạm hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Truy cứu trách nhiệm hình sự: Truy cứu trách nhiệm hình sự là việc áp dụng các biện pháp tố tụng hình sự qua các giai đoạn từ khởi tố vụ án, khởi tố bị can, đến điều tra, truy tố và xét xử để buộc người đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm phải chịu trách nhiệm về hành vi ấy, tức là phải chịu hình phạt.
Bồi thường thiệt hại: hành vi vi phạm quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin gây thiệt hại tổn thất về tài sản phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh