2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Xuất bản được hiểu là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành mẫu để in hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử. Bên cạnh đó, căn cứ tại Khoản 18, Điều 3, Luật báo chí năm 2016 bản tin là sản phẩm thông tin có tính chất báo chí xuất bản định kỳ, sử dụng thể loại tin tức để thông tin về hoạt động nội bộ, hướng dẫn nghiệp vụ, kết quả nghiên cứu, ứng dụng, kết quả các cuộc hội thảo, hội nghị của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, xuất bản bản tin như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý: Điều 34, Luật Báo chí năm 2016
Bản tin phải bảo đảm các quy định sau đây:
- Khuôn khổ tối đa của bản tin là 19cm x 27cm, số trang tối đa là 64 trang. Không được quảng cáo trong bản tin;
- Phần trên của trang một bản tin phải đề chữ “BẢN TIN”, tên của bản tin sau hoặc dưới chữ “BẢN TIN”, tên cơ quan, tổ chức xuất bản và ngày, tháng, năm xuất bản bản tin dưới tên của bản tin;
- Phần cuối của trang cuối bản tin ghi rõ số, ngày, tháng, năm của giấy phép xuất bản, nơi in, số lượng, kỳ hạn xuất bản, người chịu trách nhiệm xuất bản.
Việc cấp giấy phép xuất bản bản tin phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Có người chịu trách nhiệm về việc xuất bản bản tin;
- Tổ chức bộ máy hoạt động phù hợp bảo đảm cho việc xuất bản bản tin;
- Xác định rõ tên bản tin, Mục đích xuất bản và nội dung thông tin, đối tượng phục vụ, phạm vi phát hành, ngôn ngữ thể hiện, kỳ hạn xuất bản, khuôn khổ, số trang, số lượng, nơi in;
- Có địa Điểm làm việc chính thức và các Điều kiện cần thiết bảo đảm cho việc xuất bản bản tin.
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép xuất bản bản tin được thực hiện theo quy định sau đây:
- Cơ quan, tổ chức của trung ương; cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam có nhu cầu xuất bản bản tin gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Bộ Thông tin và Truyền thông.
Cơ quan, tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu xuất bản bản tin gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy phép xuất bản bản tin do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tại Nghị định 41/2020/NĐ-CP.
Xem thêm: Hồ sơ, thủ tục cấp, sửa đổi giấy phép xuất bản bản tin
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cấp giấy phép xuất bản bản tin; trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Thời gian hiệu lực của giấy phép xuất bản bản tin được quy định trong từng giấy phép nhưng không quá 01 năm kể từ ngày cấp.
Đến thời hạn xuất bản ghi trên giấy phép, cơ quan, tổ chức không xuất bản bản tin thì giấy phép hết hiệu lực; Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thu hồi giấy phép. Nếu có nhu cầu xuất bản bản tin thì cơ quan, tổ chức làm thủ tục xin phép lại.
- Chậm nhất là 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc chấm dứt xuất bản bản tin, cơ quan, tổ chức đã được cấp giấy phép xuất bản bản tin phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp chấm dứt xuất bản bản tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thu hồi giấy phép.
- Cơ quan, tổ chức có nhu cầu thay đổi một trong các nội dung ghi trong giấy phép xuất bản bản tin phải có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Báo chí
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh