2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Hiện nay, cùng với sự tiến bộ vượt bậc của nền công nghệ - khoa học trên thế giới, năng lượng nguyên tử ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Nó ngày càng đóng vai trò quan trọng trong y tế, môi trường... ở khắp các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo số liệu của Cục Năng lượng nguyên tử, ta có thể thấy được những thành tựu và kết quả nổi bật của hoạt động nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử vào phục vụ kinh tế - xã hội ở nước ta. Để đạt được những thành quả đó, trước hết phải nói đến tiền đề pháp lý mà nước ta đã tạo ra cho các hoạt động năng lượng nguyên tử này, hướng dẫn và đảm bảo các hoạt động đi vào nề nếp và được quản lý một cách thống nhất.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân theo Điều 47 Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 được Quốc hội lần thứ 12 thông qua ngày 03 tháng 06 năm 2008. (sau đây được gọi là Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008).
Khoản 1 Điều 45 Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 quy định như sau:
“1. Nhà máy điện hạt nhân là tổ hợp công trình bao gồm lò phản ứng hạt nhân và các công trình liên quan khác.”
Như vậy, có thể hiểu đơn giản nhà máy điện hạt nhân hay nhà máy điện nguyên tử là một hệ thống thiết bị điều khiển kiểm soát phản ứng hạt nhân dây chuyền ở trạng thái dừng nhằm sản sinh ra năng lượng dưới dạng nhiệt năng, sau đó năng lượng nhiệt này được các chất tải nhiệt trong lò (nước, nước nặng, khí, kim loại lỏng...) truyền tới thiết bị sinh điện năng như turbin để sản xuất điện năng.
Việc lựa chọn, phê duyệt địa điểm, thiết kế, xây dựng, lắp đặt, vận hành và bảo đảm an toàn nhà máy điện hạt nhân phải tuân thủ quy định của Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Cụ thể, địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau đây:
- Bảo đảm an toàn cho dân cư trên địa bàn;
- Bảo đảm an toàn cho hoạt động của nhà máy điện hạt nhân có tính tới các yếu tố địa chất, thủy văn, thiên tai, giao thông và các yếu tố khác;
- Bảo đảm an ninh cho hoạt động của nhà máy điện hạt nhân;
- Giảm thiểu hậu quả khi xảy ra sự cố.
Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt địa điểm bao gồm
- Đơn đề nghị phê duyệt địa điểm;
- Báo cáo tổng quan về việc lựa chọn địa điểm;
- Thiết kế sơ bộ nhà máy điện hạt nhân;
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Báo cáo phân tích an toàn sơ bộ;
- Báo cáo thẩm định an toàn
- Kế hoạch kiểm xạ môi trường đất, không khí, nước dưới đất và nước mặt trong vùng bị ảnh hưởng khi vận hành nhà máy điện hạt nhân;
- Báo cáo của Hội đồng thẩm định nhà nước;
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân thể hiện ý kiến nhân dân về các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh, chính sách đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, phát triển văn hóa, giáo dục, phúc lợi xã hội nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và dân cư trên địa bàn;
- Tài liệu khác có liên quan.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh