2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Các nghĩa vụ về cấp dưỡng là cơ sở pháp lý nhằm gắn kết các thành viên trong gia đình hay trong một cộng đồng trách nhiệm. Trên tất cả, việc quy định về cấp dưỡng giúp các thành viên thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội. Tại khoản 24 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã ghi nhận: “Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này”.
Nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các chủ thể trên cơ sở quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng, tức là giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng. Quan hệ huyết thống là gốc rễ hình thành mối quan hệ gắn bó, khăng khít giữa các thành viên trong gia đình. Khi các thành viên trong gia đình không thể trực tiếp chăm sóc nhau thì họ thực hiện nghĩa vụ thông qua việc cấp dưỡng
Trong Chương VII Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, ngoài quy định cụ thể về chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì còn có quy định về nguyên tắc xác định mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng và chủ thể có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Mức cấp dưỡng là một khoản tiền hoặc tài sản khác mà bên phải cấp dưỡng đóng góp cho bên được cấp dưỡng để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của bên được cấp dưỡng.
Để đảm bảo tính thỏa thuận cũng như tình pháp lý, Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định rằng mức cấp dưỡng có thể xác định theo các cách sau:
Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Đẻ tạo thuận lợi cho các chủ thể lựa chọn thực hiện cho phù hợp với điều kiện thực tế, Điều 117 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện cấp dưỡng, các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Trong đó, việc tạm ngừng cấp dưỡng có thể xem là phương thức ngoại lệ.
Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây tại Điều 119 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
- Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
- Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
- Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
- Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
- Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
- Trường hợp khác theo quy định của luật.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:
- Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó,
- Người thân thích;
- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
- Hội liên hiệp phụ nữ.
Ngoài ra, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức nêu trên yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
Việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thông qua lương tâm, đạo đức, dư luận xã hội và cả các biện pháp cưỡng chế thi hành. Pháp luật cũng đã đưa ra các chế tài nhằm xử lý những trường hợp trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, không chỉ trong pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình mà còn trong pháp luật hình sự...
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh