2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Hôn nhân là hiện tượng xã hội mang tính giai cấp, Nhà nước bằng việc ban hành pháp luật đã đặt ra những quy định về điều kiện xác lập quan hệ vợ chồng và xác lập trong những điều kiện căn cứ nhất định mới được phép chấm dứt quan hệ hôn nhân để xác định rõ những trường hợp được phép kết hôn và những trường hợp được phép ly hôn. Vậy căn cứ ly hôn theo luật định là gì? Ý nghĩa của các căn cứ ly hôn theo luật định. Theo dõi bài viết dưới đây của Luật Hoàng Anh để hiểu rõ hơn về vấn đề trên.
Căn cứ ly hôn phản ánh bản chất của cuộc hôn nhân tan vỡ. Điều này thể hiện tính chính xác trong việc giải quyết ly hôn dựa trên căn cứ ly hôn và đảm bảo cho việc bảo vệ sự tồn tại, bền vững lâu dài của gia đình. Khi có yêu cầu ly hôn của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng hay cha, mẹ, người thân thích khác, Tòa án phải tiến hành điều tra và hòa giải. Nếu hòa giải không thành tòa án cần xác định tình trạng quan hệ hôn nhân xem có căn cứ ly hôn không để giải quyết, Tòa án xét xử cho ly hôn chỉ là công nhận một thực tế khách quan là cuộc hôn nhân đó không còn tồn tại nữa.
Việc giải quyết ly hôn luôn cần sự chính xác, thỏa đáng. Bởi nếu xét xử đúng, kết quả đó sẽ phù hợp với nguyện vọng, mong muốn của các bên, bảo vệ quyền lợi của các thành viên trong gia đình. Ngược lại nếu việc giải quyết không chính xác sẽ dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình, gây ra những hậu quả không đáng có. Mặt khác, giải quyết ly hôn cũng đòi hỏi sự linh hoạt trong việc vận dụng căn cứ ly hôn đối với mỗi trường hợp cụ thể. Trong từng trường hợp, tòa án cần xem xét dấu hiệu của sự tan vỡ hôn nhân để quyết định cho ly hôn hay không?
Theo đó, căn cứ ly hôn là các tình tiết, điều kiện được quy định trong pháp luật và chỉ khi có những tình tiết đó, Tòa án mới được xử cho ly hôn. Đó là điều kiện cần và đủ được quy định một cách thống nhất trong pháp luật, dựa trên các điều kiện đó thì Tòa án cho phép vợ chồng ly hôn.
Nhà nước quy định về căn cứ ly hôn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê Nin với cơ sở khoa học và đã qua thực tiễn thi hành trong hàng chục năm kể từ khi nhà nước ban hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959. Đây là khung pháp lý để Tòa án có thể giải quyết yêu cầu ly hôn một cách chính xác và thỏa đáng theo Luật Hôn nhân và đình năm 2014.
Việc quy định căn cứ ly hôn trong luật là điều vô cùng cần thiết, có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo lợi ích của vợ chồng; của giai cấp thống trị, của Nhà nước và xã hội trong việc điều chỉnh quan hệ gia đình, quan hệ vợ chồng. Xã hội, đất nước muốn phát triển vững mạnh thì gia đình phải ổn định, Nhà nước chỉ cho phép chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng khi việc ly hôn không trái với lợi ích gia đình. Mặt khác, căn cứ ly hôn còn đảm bảo sự công bằng về lợi ích giữa các bên đương sự. Khi giải quyết ly hôn, cần hiểu rằng tình trạng hôn nhân đã tan vỡ, quan hệ vợ chồng không thể tồn tại và phát triển được nữa. Ly hôn chính là một giải pháp đảm bảo quyền và lợi ích cho các bên, giải thoát xung đột, bế tắc trong hôn nhân. Và đây cũng chính là cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết việc ly hôn của vợ chồng khi có yêu cầu. Trong quá trình giải quyết, nếu Tòa án xét thấy quan hệ hôn nhân của vợ chồng không có đủ căn cứ thì Tòa án sẽ không ra quyết định, bản án ly hôn.
Ngoài ra, các quy định về căn cứ ly hôn giúp cho vợ chồng nhận thức, điều chỉnh hành vi của mình để có thể tự dàn xếp, thỏa thuận để quan hệ vợ chồng tốt đẹp hơn hoặc đưa ra quyết định ly hôn; làm bình ổn quan hệ hôn nhân, bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển của xã hội, củng cố chế độ một vợ một chồng tự nguyện, tiến bộ; góp phần khẳng định nguyên tắc bình đẳng giữa vợ, chồng. Là cơ sở để đảm bảo sự nhất quán trong việc xây dựng những chế định, những quy phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh