2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Việc quy định cụ thể nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng là sự tiến bộ của pháp luật Hôn nhân và gia đình, có ý nghĩa nhấn mạnh trách nhiệm của các bên trong quan hệ hôn nhân. Từ đó đảm bảo duy trì, xây dựng cuộc sống hôn nhân hạnh phúc của vợ chồng và tạo hành lang pháp lý để xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên khi có tranh chấp xảy ra. Vậy hiện nay pháp luật quy định như thế nào về căn cứ pháp lý xác định nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng. Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vấn đề này trong bài viết dưới đây:
Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng được xác lập dựa trên một số căn cứ sau:
Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng phát sinh trong trường hợp hai người cùng có sự thỏa thuận, thống nhất ý chí với nhau trên cơ sở tự do thỏa thuận, đưa ra ý kiến và cùng tham gia vào một giao dịch dân sự mà từ đó phát sinh nghĩa vụ về tài sản. Giao dịch này thể hiện sự mong muốn từ cả người vợ và người chồng, không bị người kia cũng như người thứ ba lừa dối, ép buộc.
Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
"Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan".
Theo quy định trên bình đẳng là cơ sở quan trọng để đảm bảo suy trì một cuộc hôn nhân tiến bộ, gắn kết và phát triển. Chính vì thể trong các mối quan hệ cũng như giao dịch liên quan đến đời sống hôn nhân, vợ chồng cần tôn trọng sự hình đằng của nhau. Điều này thể hiện trong các giao dịch phục vụ cuộc sống chung của gia đình, vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc bàn bạc, có kế hoạch định hướng lựa chọn và xác lập giao dịch. Đồng thời họ còn bình đẳng với nhau trong việc thụ hưởng những lợi ích hợp pháp phát sinh từ giao dịch đó. Do đó, khi giao dịch phát sinh nghĩa vụ về tài sản, người vợ và chồng đều có trách nhiệm ngang bằng nhau và có trách nhiệm chung với nhau để thực hiện nghĩa vụ.
Việc thực hiện nghĩa vụ này không phụ thuộc vào khả năng tài chính, tình hình sức khỏe mà là sự trách nhiệm cùng nhau giải quyết nghĩa vụ. Vì vậy, trong các giao dịch về tài sản, người vợ và chồng đều phải tôn trọng ý kiến của đối phương. Chỉ khi các giao dịch dân sự được xác lập một cách tự nguyện và bình đẳng giữa hai vợ chồng, không ai bị lừa dối, cưỡng ép thì giao dịch đó mới có hiệu lực. Ngay tại thời điểm hai người thống nhất ý chí thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ về tài sản phát sinh sẽ là nghĩa vụ chung và không phụ thuộc giao dịch đó phục vụ cho mục đích chung của gia đình hay mục đích riêng của mỗi người.
Ví dụ: Hai vợ chồng quyết định mua một chiếc ô tô cho chồng vì chồng hay đi công tác tỉnh. Tiền được lấy từ quỹ chung của hai người. Trong trường hợp này, nhu cầu và người thụ hưởng tài sản trực tiếp là người chồng nhưng việc người vợ đồng ý dùng quỹ chung và cùng nhau đi mua ô tô đã thể hiện đây là giao dịch hai vợ chồng cùng xác lập, là nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng.
Pháp luật luôn phát triển và phản ánh được những xu thế phát triển của xã hội. Chính vì thế các quy định pháp luật được đặt ra đã dự liệu được những tình huống có sẵn trên thực tế và quy định các cách thức xử lý nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Trên thực tế, vợ chồng phải có trách nhiệm trước pháp luật về những thiệt hại xảy ra trong đời sống hôn nhân chung như bồi thường thiệt hại do gia súc gây ra, bồi thường thiệt hại do con gây ra, bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra…
Ví dụ: Hai vợ chồng nuôi một chú chó để trông nhà. Trong lúc dắt chó đi dạo, do không để ý nên chú chó đã cắn người đi đường bị thương. Hai vợ chồng sẽ cùng nhau chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thương đó.
Điều quan trọng để nghĩa vụ được đảm bảo thực hiện là nghĩa vụ đó phải được phát sinh từ giao dịch hợp pháp. Pháp luật dân sự không công nhận những thỏa thuận trái pháp luật, vi phạm đạo đức hay ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của bên thứ ba. Điều kiện để một giao dịch dân sự có hiệu lực là mục đích và nội dung của giao dịch đó không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội. Do đó, những giao dịch vi phạm những điều kiện trên sẽ không được pháp luật bảo vệ, đồng nghĩa với việc những giao dịch đó sẽ vô hiệu.
Theo quy định của pháp luật dân sự, giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên từ thời điểm giao dịch đó được xác lập. Từ đây có thể thấy dù vợ chồng có thỏa thuận và thống nhất ý chí từ một giao dịch nhưng nếu giao dịch đó trái pháp luật thì người trực tiếp thực hiện giao dịch đó có nghĩa vụ phải tự chịu trách nhiệm về hành vi và hậu quả của hành vi. Nếu cả hai vợ chồng cùng thống nhất và thực hiện giao dịch trái pháp luật thì hai người cùng có trách nhiệm khôi phục lại tình trạng ban đầu, đồng thời có nghĩa vụ bồi thường nếu hai vợ chồng là bên có lỗi gây ra thiệt hại.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh