Cha, mẹ có thể giành lại quyền nuôi con sau khi đã ly hôn không?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:05 (GMT+7)

Ai là người được yêu cầu giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn?

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Việc ly hôn chỉ làm chấm dứt quan hệ giữa vợ và chồng, không làm chấm dứt quan hệ cha, mẹ, con... Sau ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Tuy nhiên trong thực tiễn phát sinh không ít trường hợp sau khi ly hôn, người trực tiếp nuôi con không còn đảm bảo điều kiện để nuôi con nữa, nên người còn lại được phép giành lại quyền nuôi con.

1. Căn cứ xác định người có quyền nuôi con sau khi ly hôn

Luật ghi nhận quyền tự do thỏa thuận giữa vợ và chồng về việc ai là người trực tiếp nuôi con, cũng như nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ khi người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

2. Chủ thể có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

 “Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.”

Như vậy, người có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn là:

- Cha, mẹ

- Người thân thích;

- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

- Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Căn cứ thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

“Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Ví dụ:

- Sau khi ly hôn, vợ được quyền nuôi con nhưng người vợ tai nạn chết và ông bà ngoại của con không đồng ý cho chồng đón con về nuôi. Khi đó người chồng được phép yêu cầu Tòa án quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

- Người chồng được quyền trực tiếp nuôi con nhưng bỏ bê con cho ông bà nội chăm, đi làm xa mà ít về thăm con. Khi đó người vợ được phép yêu cầu Tòa án quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Cụ thể, vợ/chồng làm đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định. Trong đó phải chứng minh được người kia không còn đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc các con (điều kiện kinh tế, điều kiện tinh thần, điều kiện sức khỏe, phẩm chất đạo đức, điều kiện công việc, điều kiện môi trường sống,…).

3. Cơ quan có quyền quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con

Cơ quan có quyền quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con là Tòa án.

Căn cứ khoản 3 Điều 28, khoản 3 Điều 29, điểm i khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 cụ thể như sau:

Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Điều 29. Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

3. Yêu cầu công nhận thỏa thuận của cha, mẹ về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn hoặc công nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

2.i) Tòa án nơi một trong các bên thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án nơi người con đang cư trú có thẩm quyền giải quyết;

 “Điều 208. Thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên, trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em chứng kiến, tham gia ý kiến. Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên và các thủ tục tố tụng khác đối với người chưa thành niên phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên.

Tòa án vào sự xem xét, quyết định trên cơ sở bảo đảm tối đa các lợi ích của con. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự (theo khoản 4 Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014).

 

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư