2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Đại diện là một chế định quan trọng trong đời sống pháp lý xã hội. Pháp luật hiện hành quy định việc đại diện theo pháp luật của cha, mẹ đối với con chưa thành niên được quy định trong Bộ luật dân sự 2015 (Ðiều 21, 22 và Chương IX - Ðại diện) và trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Ðiều 73, 74, 76 và 77).
Theo Điều 134 Bộ luật dân sự 2015:
“Điều 134. Đại diện
1, Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2, Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.
3, Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện”.
Bộ luật dân sự 2015 (khoản 1 Điều 136) và Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (khoản 1 Điều 73) đều quy định:
Trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật, cha mẹ mặc nhiên được coi là người đại diện theo pháp luật của
- Con chưa thành niên (con dưới 18 tuổi)
- Con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự: con tử đủ 18 tuổi trở lên bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác, không thể nhận thức và làm chủ hành vi (phải có tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự từ Tòa án thông qua kết luận của tổ chức giám định)
“Điều 73. Đại diện cho con
2. Cha hoặc mẹ có quyền tự mình thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Đối với giao dịch liên quan đến tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, tài sản đưa vào kinh doanh của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì phải có sự thỏa thuận của cha mẹ.”
- Đối với loại giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con thì chỉ cần cha hoặc mẹ tự mình xác lập dưới danh nghĩa và lợi ích của con. Tuy nhiên đối với những giao dịch quan trọng liên quan đến tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, tài sản đưa vào kinh doanh của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì cả cha và mẹ phải thỏa thuận và thống nhất thì mới được thực hiện.
- Cha, mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới về việc thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản của con được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và theo quy định của Bộ luật dân sự.
Theo khoản 2 Điều 76 và khoản 1, khoản 2 Điều 77 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:
- Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý hoặc cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý. Tuy nhiên, tài sản riêng này phải được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.
- Trong trường hợp cha mẹ quản lý tài sản riêng của con, thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, có tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên. Ngoài ra, cha mẹ có quyền đồng ý (dưới hình thức văn bản) hoặc không đồng ý với con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi khi con định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh.
Điều 74 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, khi thực hiện việc đại diện cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con gây ra theo quy định của Bộ luật dân sự.
- Nếu cha, mẹ không đủ tài sản để bồi thường mà người con chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản riêng của con để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp con gây thiệt hại trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý.
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản riêng của mình. Nếu người gây thiệt hại không có tài sản thì cha, mẹ phải bồi thường. Nếu người gây thiệt hại có tài sản nhưng không đủ để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu.
- Con mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà cha, mẹ là người giám hộ thì cha, mẹ được lấy tài sản của người con đó để bồi thường. Nếu người con mất năng lực hành vi dân sự không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ là người giám hộ phải bồi thường bằng chính tài sản của mình.
Tóm lại, có thể hiểu đại diện giữa vợ và chồng là việc một bên vợ hoặc chồng nhân danh và vì lợi ích của người còn lại xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Các giao dịch được xác lập thông qua quan hệ đại diện giữa vợ chồng cần được thực hiện theo đúng quy định mới được pháp luật công nhận.
Việc đại diện theo pháp luật của cha, mẹ đối với con chưa thành niên chấm dứt khi con đã thành niên hoặc chết. Nếu con không có năng lực hành vi dân sự, dù đã thành niên, thì việc đại diện theo pháp luật cũng chấm dứt và được thay thế bằng chế định giám hộ đương nhiên của cha, mẹ (khoản 3 Ðiều 53 Bộ luật dân sự 2015).
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh