Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật định.

Thứ ba, 31/01/2023, 16:41:48 (GMT+7)

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Tài sản vợ chồng là một trong những nội dung quan trọng của luật hôn nhân và gia đình. Sau khi kết hôn, xuất hiện sự phức tạp trong việc xác định tài sản chung, tài sản riêng vợ chồng cũng như các lợi ích và các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với khối tài sản này. Tài sản giữa vợ chồng khi đó bao gồm khối tài sản được người vợ hoặc người chồng tạo lập trước thời kỳ hôn nhân, khối tài sản được vợ chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân, khối tài sản được tặng cho riêng, được tặng cho chung và các hoa lợi, lợi tức phát sinh từ các khối tài sản này.

I, Khái niệm

Chế độ tài sản theo luật định là chế độ tài sản mà trong đó pháp luật quy định cụ thể về căn cứ xác định tài sản của vợ chồng, các quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản đó và việc thực hiện các giao dịch giữa vợ, chồng và người thứ ba.

Tài sản chung của vợ, chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung; quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng (Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014).

Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản được chia riêng cho vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, tài sản phụ vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng (Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014).

II, Đặc điểm chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định

  • Về chủ thể của quan hệ sở hữu trong chế độ tài sản này thì các bên phải có mối quan hệ hôn nhân hợp pháp với tư cách là vợ chồng. Do đó các bên trong quan hệ này không những phải đáp ứng đủ điều kiện về năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự mà còn đảm bảo phải đủ điều kiện kết hôn được quy định trong luật hôn nhân và gia đình.
  • Chế độ tài sản của vợ chồng chỉ tồn tại trong thời kỳ hôn nhân,
  • Vợ chồng không thể thay đổi chế độ tài sản của vợ, chồng theo luật định. Vì vậy vợ, chồng không thể bằng thỏa thuận của mình để thay đổi các quy tắc chi phối quan hệ tài sản vợ chồng mà pháp luật đã đặt ra.
  • Tài sản vợ chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng, pháp luật quy định rạch rời quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với từng loại tài sản.

III, Nội dung chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.

Vấn đề này được quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014 và Nghị định 126/2014/NĐ-CP. Cụ thể:

1. Tài sản chung của vợ, chồng

Điều 213 Bộ Luật dân sự 2015 quy định:

“1, Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.

2, Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

3, Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt tài sản chung.

4, Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.

5, Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này”.

Theo khoản 13 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân”. Vì vậy việc xác định tài sản chung của vợ, chồng sẽ tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày phán quyết ly hôn của Tòa án có hiệu lực hoặc đến ngày vợ hoặc chồng chét hoặc bị tuyên bố là đã chết.

2. Tài sản riêng của vợ, chồng

Thứ nhất, căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ, chồng:

Tài sản riêng của vợ, chồng được xác lập dựa vào thời điểm tài sản đó phát sinh trước khi kết hôn. Về căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ, chồng Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

"1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này."

Như vậy, theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 tài sản riêng của vợ chồng được xác lập cụ thể trong từng trường hợp sau:

-  Đối với tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn: mỗi người có thể tạo ra một khối tài sản hoặc có được tài sản thông qua các giao dịch dân sự trước khi kết hôn, những tài sản này thuộc quyền sở hữu riêng của mỗi bên và được pháp luật thừa nhận, bảo hộ. Những tài sản này không phải do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, không chịu sự tác động bởi lợi ích chung của gia đình. Do vậy vợ chồng có thể xác lập quyền sở hữu của mình đối với những tài sản phát sinh trước khi kết hôn.

- Đối với tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân: đây là khối tài sản mà vợ, chồng nhận được trong thời kỳ hôn nhân mà người tặng cho, người để lại thừa kế chỉ định rõ ràng khối tài sản tặng cho, thừa kế chỉ dành cho vợ hoặc chồng, vì vậy những tài sản này là tài sản riêng của vợ, chồng.

- Đối với tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40: đây là tài sản mà vợ, chồng nhận được trong thời kỳ hôn nhân mà người tặng cho, người để lại thừa kế chỉ định rõ ràng khối tài sản tặng cho, thừa kế chỉ dành cho vợ hoặc chồng (quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật hôn nhân và gia đình 2014). Như vậy phần tài sản chung được chia cho mỗi bên vợ hoặc chồng là tài sản riêng của người đó.

- Đối với tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng: “Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bênh, chữa bênh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình” (khoản 20 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014).

- Đối với hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng: theo Nghị định 126/2014/NĐ-CP thì vợ, chồng có tài sản riêng và những hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng cũng được xem là tài sản riêng của vợ, chồng.

- Đối với tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật như: quyền tài sản đối với đố tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ, tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác; khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng,…

Luật Hoàng Anh

 

 

Luật Sư Phạm Thị Thu Hà

Chuyên viên pháp lý Trịnh Thị Chình

Luật Sư Nguyễn Thị Ngàn

Luật Sư Vũ Khánh Hiếu

Luật Sư Nguyễn Thùy Dung

Thạc sĩ kinh tế Nguyễn Mai Hương

Luật Sư Lê Tiến Thành

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diệu Quỳnh

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Thu Hiền

Luật Sư Đào Hồng Sơn

Luật sư NGUYỄN ĐÌNH HIỆP - Những con số biết nói

Với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, Luật sư Nguyễn Đình Hiệp có sự am hiểu sâu sắc hệ thống pháp luật Việt Nam và triển khai thành công rất nhiều các vụ việc như:

2

Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại

2

Tư vấn cấp Giấy phép viễn thông cho doanh nghiệp Việt Nam

8

Tư vấn pháp lý thường xuyên cho các doanh nghiệp Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc. Tiêu biểu như Công ty CP Tập đoàn Bình Minh, Công ty CP DV Viễn thông Hải Phòng

10

Tư vấn, xử lý thu hồi công nợ và khởi kiện/khởi tố các đối tượng có nợ khó đòi

10

Tư vấn pháp lý đầu tư, giấy phép, chuyển nhượng các dự án khoáng sản. Tiêu biểu như Dự án khai thác Khoáng sản của Công ty khoáng sản An Vượng tại huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình (50ha).

15

Tư vấn pháp lý dự án đầu tư mở rộng sản xuất. Tiêu biểu như Dự án sản xuất 50 triệu sản phẩm điện tử thanh toán Công ty TNHH ST Vina (Hàn Quốc); Dự án mở rộng quy mô sản xuất của Công ty TNHH RFTech Việt Nam lên 20 triệu đô la Mỹ;

20

Tư vấn hợp đồng chuyển giao công nghệ và thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ (hầu hết là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)

20

Tư vấn pháp lý dự án đầu tư bất động sản. Tiêu biểu như Dự án khu nghỉ dưỡng tại Vịnh Lan Hạ, thành phố Hải Phòng (30ha); Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Avana Mai Chau Hideway, tỉnh Hòa Bình (32ha)

30

Tư vấn, thành lập các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong các lĩnh vực. Tiêu biểu như Dự án nhà máy sản xuất của Công ty Mass Well Limited, Công ty Modern Shine Limited tại Trung tâm công nghiệp GNP Yên Bình

300

Tư vấn hồ sơ công bố sản phẩm, hồ sơ phòng cháy chữa cháy, hồ sơ an toàn vệ sinh thực phẩm, đăng ký mã số mã vạch, đăng ký/thông báo website…

500

Tư vấn bảo hộ nhãn hiệu (thương hiệu), quyền tác giả, sáng chế

700

Tư vấn, thực hiện các thủ tục, giấy phép con như: Giấy phép lao động cho người nước ngoài, cấp phép tạm trú cho người nước ngoài, Giấy phép trung tâm ngoại ngữ, Giấy phép ngành dược, Giấy phép quảng cáo…

2000

Tư vấn, thành lập các doanh nghiệp mới, chi nhánh, văn phòng đại diện trên cả nước; các thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp trên cả nước

3000

Tư vấn các vụ việc ly hôn, chia tài sản, quyền nuôi con; chia thừa kế; tranh chấp đất đai; tố tụng dân sự, tố tụng hình sự và tố tụng hành chính.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư vấn miễn phí ngay Chat với luật sư