2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong hôn nhân, mối quan hệ giữa vợ và chồng là hoàn toàn bình đẳng, yêu thương và tôn trọng lẫn nhau. Chính vì thế khi một trong hai người có những quyết định quan trọng liên quan đến tài sản chung của vợ chồng thì cần có sự thỏa thuận, đồng ý của người kia. Tuy nhiên thực tế không thiếu những trường hợp chồng nợ nần và giả chữ ký vợ để thế chấp sổ đỏ vay ngân hàng. Vậy trường hợp này có vi phạm pháp luật không và sẽ được giải quyết như thế nào? Theo dõi bài viết sau của Luật Hoàng Anh để nhận được câu trả lời.
Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng:
“1. Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận.
Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 33 đến Điều 46 và từ Điều 59 đến Điều 64 của Luật này.
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại các điều 47, 48, 49, 50 và 59 của Luật này.
2. Các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này được áp dụng không phụ thuộc vào chế độ tài sản mà vợ chồng đã lựa chọn.
3. Chính phủ quy định chi tiết về chế độ tài sản của vợ chồng".
Đồng thời Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng
“1.Vợ, chồng bình đẳng với nhauvề quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
2. Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
3. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường".
Tài sản là nguồn lực kinh tế trong đời sống vợ chồng. Trong đời sống chung, do sự gắn bó về mặt tình cảm, ý chí cùng nhau xây dựng cuộc sống chung nên rất khó để phân biệt mức đóng góp của mỗi bên vợ chồng đối với tài sản. Vì vậy, vợ chồng có quyền sở hữu, sử dụng và định đoạt ngang nhau đối với tài sản chung.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng và gia đình được pháp luật bảo vệ. Việc một bên vợ, chồng thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng dù theo chế độ tài sản nào mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người còn lại đều phải bồi thường thiệt hại. Các quy định này hoàn toàn phù hợp, thống nhất với quy định về quyền sở hữu đối với tài sản chung của vợ, chồng.
Trong trường hợp chồng giả chữ ký của vợ để thế chấp sổ đỏ vay ngân hàng là vi phạm pháp luật.
Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu:
“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận”.
Nếu giao dịch dân sự bị tòa án tuyên bố vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trong trường hợp trên thì giao dịch của chồng với ngân hàng sẽ bị vô hiệu, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Chồng sẽ phải trả lại khoản tiền đã vay cho ngân hàng và người vợ là người bị lừa dối nên sẽ không phải chịu trách nhiệm với khoản vay kia.
Ngoài ra, người chồng trong trường hợp trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi mà người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến đến hai mươi năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh