Chưa đăng kí kết hôn có được đăng ký khai sinh cho con không?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:41:56 (GMT+7)

Đăng ký khai sinh cho con trong trường hợp chưa đăng ký kết hôn được thực hiện như thế nào

Có thể nói việc đăng kí khai sinh và được cấp giấy khai sinh là sự kiện pháp lý đầu tiên của mỗi công dân, chứng minh quyền và nghĩa vụ của cá nhân đó trong mối quan hệ với xã hội xung quanh. Giấy tờ này mang ý nghĩa chứng minh nhân thân của mỗi cá nhân từ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quê quán... Trên thực tế có nhiều trường hợp hai người đã sinh con nhưng chưa kịp làm đám cưới hay đăng kí kết hôn thì quyền được đăng kí khai sinh cho con trong trường hợp này giải quyết như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ cung cấp cho quý khách hàng câu trả lời đầy đủ, chính xác nhất. 


1, Về quyền đăng kí khai sinh của mỗi cá nhân


Dưới góc độc Luật học, khai sinh được hiểu là khai báo và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận một cá nhân được sinh ra, là một trong những sự kiện hộ tịch để xác định cá nhân đó là thực thể của tự nhiên, của xã hội. (Viện Khoa học pháp lý, Bộ tư pháp 2006, Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách Khoa, NXB Tư pháp, Hà Nội). 
Quyền được khai sinh của các nhân được pháp luật quốc tế ghi nhận trong nhiều văn bản. Điều 7, công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em năm 1989 quy định: 
"Trẻ em phải được đăng kí ngay lập tức sau khi sinh ra và có quyền có họ tên, quyền có quốc tịch và trong chừng mực có thể, quyền biết cha mẹ mình và được cha meh mình chăm sóc sau khi ra đời". 
Nguyên tắc 3 trong Tuyên bố Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1959 ghi nhận:
"Trẻ em sinh ra có quyền được đăng kí khai sinh". 
Kế thừa pháp luật quốc tế, quyền được khai sinh được ghi nhận rộng rãi trong các văn bản pháp luật Việt Nam. 
Điều 30, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền được khai sinh, khai tử:
"1. Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.
2. Cá nhân chết phải được khai tử.
3. Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.
4. Việc khai sinh, khai tử do pháp luật về hộ tịch quy định".

Như vậy, đăng kí khai sinh là quyền cơ bản của công dân được pháp luật quốc tế và Việt Nam ghi nhận. Đăng kí khai sinh cho một cá nhân là cơ sở đầu tiên để cá nhân đó trở thành công dân của một quốc gia, làm phát sinh quyền của mình, thực hiện quyền của mình và được Nhà nước ghi nhận, là cơ sở để được nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân. 


II, Chưa đăng kí kết hôn có được đăng kí khai sinh cho con không?


Đứa trẻ được hai người sinh ra trong thời kì sống chung như vợ chồng được gọi là con ngoài giá thú và nếu nhận được sự thừa nhận của cả hai thì đứa trẻ này được gọi là con chung của hai người. Theo quy định của Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, nam nữ chưa đăng kí kết hôn mà sống chung như vợ chồng thì không được công nhận là vợ chồng hợp pháp và giữa hai người không phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Tuy nhiên quyền và nghĩa vụ của hai người đối với con chung thì được quy định như khi đã đăng kí kết hôn. Và thủ tục làm giấy khai sinh cho con ngoài giá thú được thực hiện giống như con trong thời kì hôn nhân. 
Vì vậy trong vòng 60 ngày kể từ ngày con được sinh ra, cha hoặc mẹ phải làm thủ tục đăng kí khai sinh cho con. Nếu cha, mẹ không thể đi đăng ký khai sinh cho con được thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. Nếu hết thời gian này con chưa được đăng kí khai sinh, cha mẹ sẽ bị phạt cảnh cáo. 
Điều 9, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 quy định hướng dẫn Luật hộ tịch quy định như sau:
"1. Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này.".

Khoản 2, Điều 15 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày ngày 15 tháng 11 năm 2015 quy định như sau:
"...2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.".

Theo đó khi làm giấy khai sinh cho con, cần nộp tờ khai theo mẫu kèm theo giấy chứng sinh cho cơ quan đăng kí hộ tịch. Nếu không có giấy chứng sinh thì phải có lời khai bằng văn bản của người làm chứng xác nhận việc sinh. Nếu không có người làm chứng phải có giấy cam đoan về việc sinh. Nếu muốn giấy khai sinh của con có đầy đủ thông tin của cả cha và mẹ thì phải làm thủ tục nhận cha theo quy định tại Khoản 1, Điều 25 của Luật hộ tịch năm 2014. 
Do đó, cha mẹ chưa đăng kí kết hôn có thể đăng kí khai sinh cho con theo các quy định nêu trên. 


                                                                                    Luật Hoàng Anh

 

 

 

 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư