2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong gia đình, mọi mối quan hệ thường được xây dựng dựa trên cơ sở tình cảm. Tuy nhiên, nếu như quan hệ vợ chồng là quan hệ dựa trên cơ sở hôn nhân thì quan hệ giữa cha mẹ và con lại dựa trên cơ sở huyết thống hoặc nuôi dưỡng mà ở đó chứa đầy tình yêu thương, gắn bó, kèm theo đó là ý thức và trách nhiệm.
Quan hệ vợ chồng có thể chấm dứt bằng một bản án, quyết định ly hôn có hiệu lực của tòa án nhưng không ai có quyền chối bỏ trách nhiệm đối với cha mẹ hay con của mình, kể cả khi hôn nhân không còn tồn tại. Đặc biệt là trách nhiệm của con đối với cha mẹ, người có công sinh thành, nuôi dưỡng và giáo dục mình.
Quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ được điều chỉnh bởi Luật hôn nhân và gia đình. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định chi tiết và đầy đủ quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, cụ thể như sau:
“Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của con
1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
3. Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.
Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
4. Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
5. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.”
Điều luật quy định hai nhóm gồm quyền và nghĩa vụ của con như sau:
- Về quyền của con:
+ Con có quyền được cha mẹ thương yêu, tôn trọng , thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
+ Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.
+ Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình.
Đây là các quyền con người, quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Vì vậy, con được hưởng đầy đủ các quyền như tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập,… theo quy định của pháp luật và không bị cản trở, ép buộc hay bị xâm phậm bởi cha mẹ.
+ Con được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.
Con tham gia lao động, tham gia vào các công việc gia đình tạo ra tài sản đóng góp vào tài sản chung của gia đình thì được hưởng các quyền về tài sản tương ướng với công sức đóng góp của mình, khối lượng công việc mà mình thực hiện.
- Về nghĩa vụ của con đối với cha mẹ:
+ Con có nghĩa vụ yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Đây không chỉ là nghĩa vụ về mặt pháp lý mà còn là đòi hỏi về mặt đạo đức. Cha mẹ có công sinh thành, dưỡng dục vì vậy con phải biết ơn và báo đáp. Thực hiện nghĩa vụ này không chỉ bảo vệ quyền của cha mẹ mà còn là sự hoàn thiện trong nhân cách của con.
+ Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
+ Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
Các quy định này đều nhằm bảo đảm sự phát triển nhân cách của con, để con hiểu được bổn phận của mình đối với cha, mẹ.
Các quyền và nghĩa vụ của con tương ứng với nghĩa vụ và quyền của cha mẹ nhưng pháp luật quy định chi tiết hơn nhằm đảm bảo cha, mẹ căn cứ để tôn trọng và thực hiện.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh