2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Đại diện giữa vợ và chồng là một trường hợp đại diện đặc biệt trong quan hệ pháp luật dân sự. Do đó, đại diện giữa vợ và chồng có một số điểm giống và một số điểm khác biệt so với các quan hệ đại diện khác. Trong bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày những đặc điểm của quan hệ đại diện giữa vợ và chồng.
Vợ hoặc chồng là chủ thể đại diện trong quan hệ đại diện giữa vợ và chồng. Khác với đại diện nói chung, quan hệ đại diện vợ chồng là quan hệ đặc biệt, phát sinh từ khi hai bên trở thành vợ chồng hợp pháp trước pháp luật. Nếu như hai người không đăng ký kết hôn, vi phạm điều kiện cấm kết hôn thì hai cá nhân đó không được xem là vợ chồng và sẽ không phát sinh quan hệ đại diện giữa vợ và chồng. Nếu không có quan hệ hôn nhân sẽ không có đại diện giữa vợ và chồng. Hay việc chấm dứt quan hệ hôn nhân cũng sẽ chấm dứt việc đại diện giữa vợ và chồng. Trường hợp nam, nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn cũng không được công nhận đại diện giữa vợ và chồng trừ trường hợp họ đã chung sống với nhau từ trước ngày 03/01/1987 đến nay.
Chủ thể đại diện trong quan hệ dân sự là bất cứ ai có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, chủ thể được đại diện còn có thể là pháp nhân. Giữa người được đại diện và người đại diện có thể có hoặc không có bất kỳ quan hệ gì ngoài quan hệ đại diện theo ủy quyền. Vị trí người đại diện và người được đại diện là xác định và không thể hoán đổi cho nhau. Trong khi đó đại diện giữa vợ và chồng là việc một bên vợ hoặc chồng thay mặt nhau xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhưng tư cách tham gia giao dịch của vợ hoặc chồng không cố định mà có thế hoán đổi cho nhau linh hoạt tùy theo từng hoàn cảnh. Do đó có thể khẳng định vợ và chồng là chủ thể đặc biệt trong quan hệ đại diện nói chung.
Trong quan hệ vợ chồng, mục đích đại diện có thể vì lợi ích, nhu cầu của người được đại diện hoặc vì lợi ích chung của gia đình, con cái; ý chí của người đại diện và người được đại diện trong trường hợp này là thống nhất với nhau.
Trường hợp một bên vợ hoặc chồng thực hiện quyền đại diện cho người chồng hoặc vợ mình khi người đó mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì ý chí của người đại diện phải xuất phát từ lợi ích chung của cả gia đình, phù hợp với lợi ích của người được đại diện. Vì vậy, các giao dịch dân sự liên quan tới tài sản chung của vợ chồng được thực hiện theo đúng quy định về đại diện thì mới có hiệu lực.
Người đại diện thực hiện mọi hành vi nhân danh người được đại diện nên cần có sự giới hạn về quyền và nghĩa vụ để buộc người đại diện thực hiện đúng phạm vi mà họ có, tránh việc lạm quyền, gây ảnh hưởng tới lợi ích của người được đại diện. Giới hạn này được gọi là phạm vi đại diện. Phạm vi đại diện dựa trên quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nội dung ủy quyền và các quy định khác của pháp luật.
Đối với đại diện theo pháp luật thì phạm vi đại diện là những việc được phép làm và những việc không được phép làm theo quy định của pháp luật. Đại diện theo ủy quyền thì phạm vi được xác định dựa trên thỏa thuận hoặc theo văn bản ủy quyền. Phạm vi ủy quyền do bên ủy quyền quyết định phụ thuộc vào nhu cầu đại diện của người ủy quyền.
Trong quan hệ vợ chồng nếu là đại diện theo pháp luật thì phạm vi đại diện không xác định cụ thể với trường hợp vợ chồng là người đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi thì phạm vi đại diện của người đại diện được tòa án xác định. Trong trường hợp này, người vợ hoặc chồng đại diện cho người kia với phạm vi đại diện được quy định chính là quyền và nghĩa vụ của người giám hộ với người được giám hộ theo quy định tại Điều 57, Điều 58 Bộ Luật Dân sự năm 2015. Nếu là đại diện theo ủy quyền giữa vợ và chồng thì cần xác định phạm vi đại diện. Vợ, chồng chỉ được đại diện cho nhau trong các quan hệ tài sản. Đối với quyền, nghĩa vụ về nhân thân gắn với mỗi người thì không thể để người khác đại diện cho mình thực hiện thay. Ví dụ như vợ, chồng không thể đại diện cho nhau trong vụ án ly hôn.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh