2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong nội dung bài viết trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu về đại diện theo pháp luật giữa vợ và chồng. Trong phần II này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vấn đề đại diện theo pháp luật giữa vợ và chồng.
Đại diện theo pháp luật hay còn gọi là đại diện đương nhiên, được xác lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật. Đại điện được quy định theo pháp luật là đại diện mặc định, ổn định về người đại diện.
Khoản 3, Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện để vợ, chồng đại diện cho nhau:
“Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.
Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn”.
Quy định này ràng buộc trách nhiệm của vợ chồng với nhau trong việc thực hiện giao dịch dân sự vì mục đích duy trì đời sống chung của gia đình. Quan hệ vợ chồng được xác lập trên cơ sở tình yêu, sự tự nguyện hi sinh vì nhau nên họ có thể là chỗ dựa tin cậy cho nhau khi người kia không đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch.
Một người bị coi là mất năng lực hành vi dân sự khi thỏa mãn ba yếu tố:
- Là người “bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không có thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình” (Điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2015). Các bệnh khác ở đây có thể là hôn mê, tâm thần phân liệt, mất trí nhớ…
- Phải được Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự bằng một quyết định có hiệu lực của Tòa án dựa trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
- Phải có đơn của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự theo mẫu và đi kèm đó là chứng cứ hoặc kết luận của cơ quan chuyên môn về việc người đó bị tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể làm chủ, nhận thức được hành vi (Khoản 1, Điều 376 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).
Vợ hoặc chồng là người giám hộ đương nhiên, đầu tiên của chồng hoặc vợ bị mất năng lực hành vi dân sự khi người này không có người giám hộ được xác định theo khoản 2, Điều 48 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ”.
Về nguyên tắc, pháp luật luôn ưu tiên các chủ thể trong quan hệ hôn nhân trước để xác định tư cách giám hộ, là người đại diện trước pháp luật của người vợ hoặc người chồng bị mất năng lực hành vi dân sự. Điều này xuất phát từ bản chất quan hệ hôn nhân, vợ chồng là người gần gũi, thân thuộc với nhau nhất. Họ cùng nhau xây dựng đời sống chung, sinh con, do đó khi một bên bị mất năng lực hành vi dân sự, pháp luật quy định người còn lại là đại diện theo pháp luật là hoàn toàn phù hợp.
Vợ hoặc chồng là người giám hộ cho người còn lại bị mất năng lực hành vi dân sự khi thỏa mãn điều kiện của cá nhân làm người giám hộ quy định tại Điều 49, Bộ luật Dân sự 2015:
“Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
2. Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
3. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
4. Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên”.
Các điều kiện này được quy định nhằm đảm bảo việc giám hộ được thực hiện đúng mục đích, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Với tư cách là người giám hộ thì vợ hoặc chồng là đại diện đương nhiên cho chồng hoặc vợ mình bị mất năng lực hành vi dân sự sẽ có nhiều quyền và nghĩa vụ hơn khi làm đại diện. Theo đó, người này sẽ có các quyền và nghĩa vụ như: chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ; bảo vệ , lợi ích hợp pháp của người được giám hộ....
Việc đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự không chỉ nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ mà còn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người giám hộ và cả gia đình.
Như vậy khi vợ hoặc chồng là người đại diện theo pháp luật của chồng hoặc vợ bị mất năng lực hành vi dân sự thì họ sẽ có quyền xác lập, thực hiện tất cả các giao dịch vì lợi ích của chồng hoặc vợ của họ.
Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.
2. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.
3. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự".
Quy định trên nhằm bảo vệ lợi ích của cả gia đình, quyền lợi của người phụ nữ, trẻ em… đồng thời có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội, tác động sâu sắc đến việc phòng chống các tệ nạn xã hội. vì vậy pháp luật quy định rằng những giao dịch dân sự có giá trị lớn liên quan đến tài sản của người vợ hoặc chồng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nếu không được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật sẽ bị xem là vô hiệu.
(Khoản 3, Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Theo đó tính đương nhiên được đại diện cho nhau giữa vợ và chồng không còn trong trường hợp này. Người chồng hoặc người vợ muốn làm người đại diện cho người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong trường hợp vợ hoặc chồng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện có thể là một bên vợ hoặc chồng có đủ năng lực hành vi dân sự nhưng cũng có thể là người khác được cơ quan có thẩm quyền chỉ định. Pháp luật chỉ công nhận quyền đại diện cho nhau giữa vợ và chồng trong trường hợp quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau.
Ở đây có sự khác biệt giữa tư cách chủ thể của người đại diện cho người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và người bị mất năng lực hành vi dân sự. Khi vợ hoặc chồng là người đại diện được Toà án chỉ định cho người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện chỉ được xác lập các giao dịch trong phạm vi đại diện.
Bên cạnh đó, người vợ hay người chồng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự vẫn trực tiếp tham gia giao kết hợp đồng nhưng với sự chấp thuận của chồng hoặc vợ là người đại diện, trừ các giao dịch phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh