Giải quyết quan hệ tài sản của nam, nữ sống chung như vợ chồng không trái pháp luật như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:41:57 (GMT+7)

Nam, nữ sống chung như vợ chồng thì quan hệ tài sản được giải quyết như thế nào

Giải quyết quan hệ tài sản là một vấn đề nhạy cảm đối với các cặp đôi khi ly hôn, chia tay; là bài toán khó đối với Tòa án khi giải quyết các tranh chấp phát sinh xung quanh quan hệ này. Nếu trong phần I trước, Luật Hoàng Anh tập trung vào việc giải quyết quan hệ nhân thân của nam, nữ sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn thì trong phần II này chúng tôi sẽ đi sâu vào phân tích việc giải quyết quan hệ tài sản của nam, nữ sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn, không trái pháp luật. 

 
I. Giải quyết tài sản riêng của nam, nữ sống chung như vợ chồng 


Khoản 1, Điều 32, Hiến pháp năm 2013 quy định:
"Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác".
Hiến pháp năm 2013 ghi nhận và bảo vệ quyền sở hữu đối với công dân. Theo quy định của pháp luật ai cũng có quyền sở hữu tài sản cho riêng mình và tự mình xác lập quyền sở hữu đối với những tài sản riêng đó. Vì vậy khi nam nữ sống chung như vợ chồng quyết định chia tay thì phần tài sản riêng của ai thì thuộc về người đấy và họ có toàn quyền quyết định, sử dụng số tài sản riêng đó vào mục đích hợp pháp. 


II, Giải quyết tài sản chung của nam, nữ sống chung như vợ chồng


Điều 16, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định việc giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn:
"1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập". 

Pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận chia tài sản của các bên khi họ không còn muốn sống chung với nhau nữa. Tất nhiên sự thỏa thuận này không vi phạm điều cấm của luật, không trái với đạo đức xã hội. Việc thỏa thuận này phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, trung thực, không cưỡng ép hay lừa dối lẫn nhau. Điều này không chỉ giúp các bên đạt được mong muốn, nguyện vọng của họ mà còn giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các vấn đề phát sinh một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn. Nếu như các bên lợi dụng sự thỏa thuận này để thực hiện một mục đích khác để trốn tránh các nghĩa vụ với bên thứ ba thì thỏa thuận này sẽ bị xem là vô hiệu. 
Nếu các bên không thỏa thuận được thì Tòa sẽ áp dụng điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 để giải quyết quan hệ tài sản của nam, nữ sống chung như vợ chồng không trái pháp luật. Việc giải quyết quan hệ tài sản trong trường hợp này phải bảo đảm quyền và lợi ích tốt nhất cho phụ nữ và con. Dưới góc độ người phụ nữ, các công việc chăm sóc con cái, nội trợ cũng được xem như là lao động có thu nhập. Quy định này không chỉ bảo vệ quyền lợi của phụ nữ mà còn thể hiện sự công bằng, bình đẳng trong quan hệ vợ chồng. 


Luật Hoàng Anh

 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư