2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Khi một cá nhân bị tuyên bố chết sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả pháp lý khác nhau, liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhiều chủ thể khác trong các mối quan hệ dân sự nói chung và quan hệ hôn nhân gia đình nói riêng. Trong thực tế cuộc sống, chế định tuyên bố một người là đã chết do pháp luật dân sự quy định nhằm ổn định các quan hệ dân sự, quan hệ hôn nhân gia đình. Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản sau khi vợ, chồng đã bị tuyên bố là đã chết được giải quyết như trường hợp người vợ, chồng đã bị chết. Chính vì vậy khi cá nhân bị tuyên bố chết quay trở về sẽ kéo theo những hậu quả pháp lý nhất định. Trong phạm vi bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ tập trung phân tích hệ quả của quan hệ tài sản khi vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết mà trở về.
Khoản 2 Điều 67 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản khi vợ chồng bị tuyên bố là đã chết mà trở về:
"2. Quan hệ tài sản của người bị tuyên bố là đã chết trở về với người vợ hoặc chồng được giải quyết như sau:
a) Trong trường hợp hôn nhân được khôi phục thì quan hệ tài sản được khôi phục kể từ thời điểm quyết định của Tòa án hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực. Tài sản do vợ, chồng có được kể từ thời điểm quyết định của Tòa án về việc tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực đến khi quyết định hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ đã chết có hiệu lực là tài sản riêng của người đó;
b) Trong trường hợp hôn nhân không được khôi phục thì tài sản có được trước khi quyết định của Tòa án về việc tuyên bố vợ, chồng là đã chết có hiệu lực mà chưa chia được giải quyết như chia tài sản khi ly hôn".
Theo quy định trên, quan hệ tài sản khi một bên vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố chết trở về được chia thành hai trường hợp:
Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định tài sản chung của vợ chồng bao gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động, sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình. Như vậy khi một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố là đã chết trở về và quan hệ hôn nhân của họ được phục hồi thì pháp luật thừa nhận quan hệ vợ chồng của họ không bị gián đoạn.
Để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các chủ thể khi xác định tài sản chung của vợ chồng, pháp luật đã loại trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình năm 20014.
Mặc dù khi chia tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp một bên bị tuyên bố là đã chết trên phương diện pháp lý được xác định là chia tài sản chung khi hôn nhân đã chấm dứt, tài sản được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế. Tuy nhiên khi người đó trở về, trong trường hợp quan hệ hôn nhân của họ được khôi phục thì thời kỳ hôn nhân của họ được tiếp tục kể từ thời điểm đăng ký kết hôn. Như vậy có thể coi việc chia tài sản trước đó là trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và chúng ta có thể áp dụng Khoản 1 Điều 40 Luật này để xác định phần tài sản mà vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố chết làm ra, kể cả phần hoa lợi, lợi tức phát sinh trước khi người này trở về là tài sản riêng của người vợ hoặc người chồng đó.
Trường hợp một bên vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết nay quya trở về và trong trường hợp họ đã kết hôn với người khác thì quan hệ tài sản giữa họ và người tuyên bố chết sẽ giải quyết như thế nào?
Theo quy định tại Điều 73 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người bị Toà án tuyên bố là đã chết hoặc người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố chết. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân sau vẫn được thừa nhận, quan hệ hôn nhân trước đó sẽ không được phục hồi. Người bị tuyên bố là đã chết còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh