2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong nội dung phần 1, Luật Hoàng Anh đã phân tích về hệ quả pháp lý về quan hệ nhân thân của vợ, chồng khi một người chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Trong phạm vi bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ tập trung phân tích hệ quả pháp lý về quan hệ tài sản của vợ, chồng.
Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cách giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên bị Tòa án tuyên bố là đã chết.
"1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.
2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.
3. Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự.
4. Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác".
Quan hệ tài sản của người chết, bị tuyên bố là đã chết được giải quyết tương ứng với các quy định của pháp luật trong trường hợp họ đã chết. Để tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết hậu quả pháp lý về các mối quan hệ hôn nhân và gia đình của người bị chết, điều luật quy định một số nguyên tắc chung về việc giải quyết tài sản của người đã chết như sau:
- Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng. Trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận về việc cử người khác quản lý di sản.
- Theo đó khi có yêu cầu chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác về chế độ tài sản. Tài sản của người bị Tòa án tuyên bố chết sẽ được chia thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế. Phần chia tài sản thừa kế của người này được xác định gồm có tài sản riêng và một nửa tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2015:“Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.
- Theo quy định này thì di sản gồm các loại tài sản thuộc quyền sở hữu của người đã chết mà trước khi chết họ chưa định đoạt hết. Vì vậy sau khi chết sẽ được chuyển cho những người thuộc hàng thừa kế (quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015).
- Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống thì gia đình vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Khi quyết định tuyên bố chết đối với một cá nhân của Tòa án có hiệu lực thì thời điểm đó cũng là thời điểm mở thừa kế. Khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này”.
Đồng thời với việc này, đây là thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế. Như vậy, nếu gười bị tuyên bố chết có di chúc hợp pháp thì tài sản họ để lại được chia theo di chúc. Trường hợp không có di chúc hoặc rơi vào một số trường hơp đặc biệt của Điều 644 của Bộ luật Dân sự về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc thì di sản người chết để lại được chia theo pháp luật. Trong trường hợp nếu người bị tuyên bố chết chưa giải quyết xong nghĩa vụ tài sản với chủ thể nào đó thì những người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ đó trong phạm vi tài sản của người bị tuyên bố chết để lại.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh