Khái niệm và điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật

Thứ sáu, 15/09/2023, 15:09:09 (GMT+7)

Khái niệm và điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Luật Hoàng Anh trình bày về vấn đề này

Hôn nhân là cơ sở hình thành nên gia đình - tế bào của xã hội. Gia đình ra đời, tồn tại và phát triển trước hết là do Nhà nước thừa nhận hôn nhân của đôi nam nữ, đồng thời quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý phát sinh giữa họ khi xác lập quan hệ vợ chồng. Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một người nam và một người nữ, sự liên kết đó được Nhà nước thừa nhận dưới một hình thức pháp lý, đó là “Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn”. Vậy khái nệm kết hôn được pháp luật quy định như thế nào? Hãy GỌI NGAY tới số điện thoại 0908308123 để được Luật sư hôn nhân gia đình tư vấn miễn phí và cung cấp dịch vụ theo yêu cầu hoặc tìm hiểu các thông tin pháp lý cần thiết thông qua nội dung bài viết dưới đây.

Kết hôn là gì?

Khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình 2014 định nghĩa:"Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn." Như vậy, có thể hiểu, kết hôn là cơ sở pháp lý xác lập quan hệ vợ chồng giữa một người nam và một người nữ. Khi xác lập quan hệ vợ chồng, các chủ thể phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện khi kết hôn và đăng ký kết hôn.

Điều kiện kết hôn theo pháp luật hiện hành 

Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:

"1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính."

Như vậy, hai bên nam nữ muốn xác lập quan hệ vợ chồng với nhau thông qua việc kết hôn buộc phải đáp ứng các điều kiện do Pháp luật quy định.

Thứ nhất là điều kiện về tuổi đăng ký kết hôn, so với quy định cũ tại Luật Hôn nhân – gia đình năm 2000, quy định này có sự thay đổi, nếu như trước đây, tuổi kết hôn của nam là từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám trở lên, nếu theo quy định này thì không bắt buộc nam phải từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ phải từ đủ mười tám tuổi trở lên mới được kết hôn; do vậy nam đã bước sang tuổi hai mươi, nữ đã bước sang tuổi mười tám mà kết hôn là không phạm điều kiện về độ tuổi kết hôn. Tuy nhiên, Luật Hôn nhân gia đình 2014 đã có sự thay đổi, tăng độ tuổi kết hôn để phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của người nam và người nữ.

Thứ hai là phải có sự tự nguyện của hai bên nam nữ khi kết hôn. Sự tự nguyện là việc mỗi bên không bị tác động bởi bên kia hay bởi bất cứ người nào khác khiến họ phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ. Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hôn nhân, cho mối quan hệ vợ chồng có thể tồn tại lâu dài và bền vững.

Điều kiện thứ ba là không bị mất năng lực hành vi dân sự. Như đã phân tích, kết hôn xuất phát từ sự tự nguyện của hai bên nam nữ. Những người đang mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì không thể thể hiện ý chí của họ một cách đúng đắn khi kết hôn. Mặt khác, Bộ luật dân sự đã quy định rõ về giao dịch dân sự vô hiệu do người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện. Kết hôn là quyền gắn với nhân thân, do vậy không thể do người đại diện của người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện. Và do vậy, người mất năng lực hành vi dân sự không thể kết hôn.

Cuối cùng là việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn. Xuất phát từ  các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình theo Điều 2 Luật Hôn nhân gia đình 2014 như nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc,… Luật Hôn nhân và gia đình đã quy định các trường hợp cấm kết hôn nhằm đảm bảo hôn nhân được duy trì và bền vững.

Quy định về đăng ký kết hôn 

Điều 9 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về việc đăng ký kết hôn như sau:

“1.Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

2.Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.”

Việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền có ý nghĩa quan trọng. Đây là biện pháp để Nhà nước kiểm soát việc tuân theo pháp luật Hôn nhân Gia đình. Việc kết hôn phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước trái thẩm quyền thì mới có giá trị pháp lý, hai bên nam nữ mới phát sinh quyền và nghĩa vụ trong quan hệ vợ chồng.

Nhà nước chỉ công nhận việc kết hôn khi việc kết hôn đó tuân thủ các điều kiện kết hôn và thủ tục đăng kí kết hôn. Pháp luật không bắt buộc bất kì chủ thể nào cũng phải kết hôn nhưng khi kết hôn phải tuân thủ pháp luật về điều kiện kết hôn, thủ tục đăng kí kết hôn. Đăng kí kết hôn là việc hai bên nam nữ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận việc họ lấy nhau thành vợ chồng.

Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn 

1, Hồ sơ đăng kí kết hôn bao gồm những giấy tờ sau:

- Tờ khai đăng kí kết hôn theo mẫu

- Bản sao sổ hộ khẩu;

- Bản sao giấy chứng minh nhân dân;

- Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của phường xã, thị trấn;

Nếu như một trong hai người đã từng kết hôn một lần rồi thì phải có bản án, quyết định ly hôn của Tòa án, kèm theo đó là giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của địa phương. 

2, Nộp hồ sơ trên tới cơ quan có thẩm quyền

Theo quy định tạo Khoản 1, Điều 17 Luật Hộ tịch 2014 sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ có trong hồ sơ trên, hai người cần đến UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai để đăng kí kết hôn.

3, Giải quyết đăng kí kết hôn

Nếu xét thấy đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn, cán bộ tư pháp ghi việc kết hôn vào sổ hộ tịch. Cặp đôi ký tên vào Sổ hộ tịch, Sổ đăng kí kết hôn và giấy chứng nhận đăng kí kết hôn. Cuối cùng cán bộ tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã trao giấy chứng nhận kết hôn cho hai người, mỗi người một bản chính. Bản sao giấy chứng nhận đăng kí kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ chồng.

4, Lệ phí đăng kí kết hôn

Công dân Việt Nam cư trú trong nước đăng kí kết hôn thì được miễn lệ phí đăng kí kết hôn theo quy định tại Điều 11 Luật Hộ tịch 2014.

Như vậy, dưới góc độ pháp lý kết hôn là  một sự kiện pháp lý vô cùng quan trọng nhằm xác lập quan hệ vợ chồng giữa người nam và người nữ. Chính từ sự quan trọng nêu trên, Luật Hôn nhân gia đình đã quy định về các điều kiện kết hôn, những quy định này được quy định chi tiết, rõ ràng, nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng một chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, bình đẳng.

Trường hợp Khách hàng có vấn đề thắc mắc, hãy Liên Hệ Ngay qua số điện thoại 0908308123 với Công ty Luật Hoàng Anh để được hỗ trợ tư vấn pháp luật miễn phí và cung cấp dịch vụ Luật sư phù hợp, được cung cấp bởi những Luật sư UY TÍN - TIN CẬY..

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư