2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Ngay tại lời mở đầu, Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em đã khẳng định "Trẻ em cần chuẩn bị đầy đủ và để sống cuộc sống cá nhân trong xã hội và cần được nuôi nấng, giáo dục". Bên cạnh đó, Điều 37, Hiến pháp năm 2013 cũng ghi nhận: "Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được tham gia các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em". Trên cơ sở đó, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng đặt ra những quy định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, trong đó có quyền được cấp dưỡng. Trong bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ tư vấn về vấn đề mức cấp dưỡng cho con ngoài giá thú.
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, pháp luật không có sự phân biệt giữa con ngoài giá thú và con ruột. Vì vậy, con ngoài giá thú vẫn được hưởng các quyền lợi giống như con ruột như: quyền được xác định cha, mẹ; quyền được sống cùng cha mẹ; quyền được cấp dưỡng khi cha mẹ chia tay nhau.
Mức cấp dưỡng được hiểu là một khoản tiền hay hiện vật khác mà người được cấp dưỡng nhận từ người có nghĩa vụ cấp dưỡng để phục vụ cho sinh hoạt của mình, giúp người được cấp dưỡng có thể trang trải sinh hoạt cho cuộc sống, được sống và phát triển như bao người khác.
Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về mức cấp dưỡng như sau:
"1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết".
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 116, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, mức cấp dưỡng được xác định dựa trên hai căn cứ là khả năng thực tế, thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Mức cấp dưỡng không thể vượt quá 50% thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Pháp luật quy định xác lập mức cấp dưỡng dựa trên hai căn cứ như trên là hoàn toàn phù hợp. Mức cấp dưỡng phù hợp với khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng thì mới đảm bảo việc cáp dưỡng được thực hiện mà không ảnh hưởng tiêu cực đến điều kiện sống của họ. Và dưới góc độ của người con nhận được cấp dưỡng thì mức cấp dưỡng ít nhất phải đáp ứng được nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày thì việc cấp dưỡng mới đạt được ý nghĩa của nó.
Trong trường hợp người cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng không chịu thực hiện nghĩa vụ của mình thì người còn lại có quyền khởi kiện lên Tòa án. Đầu tiên bạn phải xác định quan hệ cha con, mẹ con giữa người được cấp dưỡng và người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Thủ tục xác định cha, mẹ, con được quy định tại Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Sau đó, nộp đơn khởi kiện yêu cầu người đó thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con ở Tòa án nơi người đó cư trú hoặc làm việc, công tác.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh