Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha, mẹ và con với nhau được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:01 (GMT+7)

Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha, mẹ và con được quy định tại Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 giúp các thành viên thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội

Các nghĩa vụ về cấp dưỡng là cơ sở pháp lý nhằm gắn kết các thành viên trong gia đình hay trong một cộng đồng trách nhiệm. Trên tất cả, việc quy định về cấp dưỡng giúp các thành viên thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng.

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha, mẹ và con với nhau như sau:

1. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con

“Điều 111. Nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ

Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”

Trong các quan hệ của thành viên gia đình thì quan hệ cha, mẹ và con là gần gũi nhất, có mối liên hệ gắn bó nhất và nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con trên thực tế được xem như một trách nhiệm đương nhiên.

Tuy nhiên vì nhiều lý do và hoàn cảnh thực tế mà cha, mẹ không thực hiện được trách nhiệm này của mình. Do đó, pháp luật quy định nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con nhằm ràng buộc trách nhiệm của cha, mẹ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Theo đó, trong trường hợp không sống chung với nhau, cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động (mất sức lao động, bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự,…) và không có tài sản để tự nuôi mình,

Ngoài ra, cha, mẹ bị buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con trong trường hợp sống chung với con nhưng không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con. Đây là trường hợp cha, mẹ đã ly hôn và con được giao cho một bên cha hoặc mẹ nuôi. Theo quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn.

2. Nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ

“Điều 111. Nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ

Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”

Trong quan hệ gia đình, không chỉ có cha mẹ mới có trách nhiệm nuôi dưỡng con. Xuất phát từ mối quan hệ huyết thống, các thành viên trong gia đình không chỉ có quyền mà còn có nghĩa vụ đối với nhau, đặc biệt là quyền và nghĩa vụ của con với cha, mẹ.

Để ghi nhận và đảm bảo việc thực hiện trách nhiệm của thành viên trong gia đình, luật quy định cụ thể nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ. Theo đó, trong quan hệ giữa con với cha, mẹ, nghĩa vụ cấp dưỡng được đặt ra đối với con đã thành niên có khả năng về kinh tế đảm bảo được cuộc sống của chính mình và không sống chung với cha, mẹ. Điều kiện đối với bên được nhận cấp dưỡng là cha, mẹ không có khả năng lao động (già yếu, bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự,…)  và không có tài sản để tự nuôi mình.

Quy định này nằm ghi nhận và bảo dảm việc thực hiện trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cha mẹ có hoàn cảnh khó khăn khi không còn khả năng lao động để tự nuôi mình.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư