Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con cái được pháp luật quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:04 (GMT+7)

Cha mẹ luôn có những quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ không thể thay đổi đối với con - điều này đã được pháp luật quy định rõ ràng.

Mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái là một lẽ tự nhiên, là mối quan hệ huyết thống chặt chẽ và đã được xây dựng từ khi đứa trẻ được sinh ra. Có thể nói rằng, trong quá trình trưởng thành của nhiều người, cha mẹ đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Cha mẹ luôn có những quyền cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ và không thể thay đổi đối với con của mình và điều này đã được pháp luật quy định rõ ràng.

Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định tại Điều 69:

“Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”

1. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con

Để cho đứa trẻ phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, người làm cha mẹ phải dành tình yêu thương cho con mình, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con cũng như cho con được học tập, giáo dục đầy đủ. Làm tốt nghĩa vụ trên còn góp phần vào mục tiêu xây dựng con người mới trong xã hội Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp toàn diện.

Tại Điều 71 và Điều 72 Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định cụ thể hơn về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con:

“Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng

1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”

“Điều 72. Nghĩa vụ và quyền giáo dục con

1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.

Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.

...”

Đổi với những con chưa thành niên hoặc bệnh tật thì có những khó khăn hơn trong cuộc sống, cho nên so với những con đã thành niên hoặc phát triển bình thường thì cha mẹ phải dành nhiều hơn sự chăm sóc, nuôi dưỡng để bù đắp hạn chế về tuổi tác và sức khỏe của con. Quy định này mang tính nhân văn, giống như một sự ưu tiên với gia đình có những đứa con bị hạn chế như vậy.

2. Quyền giám hộ và quyền đại diện

Ngoài ra, quyền giám hộ và quyền đại diện cũng là những quyền quan trọng mà các bậc cha mẹ được phép thực hiện

Bộ luật dân sự 2015 quy định nhóm quyền đại diện và quyền giám hộ như sau:

Điều 46. Giám hộ

1. Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).

Điều 134. Đại diện

“1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”.

Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định:

“Điều 73. Đại diện cho con

1. Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.”

Như vậy, bố mẹ là người đại diện theo pháp luật và là người giám hộ đương nhiên của con chưa thành niên. Họ có các quyền và nghĩa vụ với tư cách người đại diện hoặc người giám hộ cho con. Ví dụ: Đại diện trong các giao dịch dân sự; quản lý tài sản; chăm sóc, giáo dục; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con…

3. Những hành vi bị cấm của cha mẹ đối với con cái

Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình 2014 không chỉ quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái mà còn đưa ra những hành vi bị coi là cấm. Người làm cha mẹ không thể lợi dụng quyền của mình đối với con cái để gây tổn hại đến quyền lợi hợp pháp của con cũng như gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.

Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển”. Hành vi phân biệt giới tính giữa các thành viên trong gia đình sẽ bị xử phạt hành chính theo điều 13 quy định tại nghị định 55/2009/NĐ-CP như sau:

"1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

...

c) Không chăm sóc, giáo dục, tạo điều kiện như nhau giữa nam và nữ trong gia đình về học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển."

Việc phân biệt đối xử giữa con trai và con gái là trái với quy định của pháp luật. Con nào cũng là con, đều cần được bố mẹ yêu thương, tôn trọng và chăm lo, giáo dục tốt.

Ngoài ra, tại Điều 26, Chương II của Luật Trẻ em năm 2016 cũng quy định Quyền và Bổn phận của trẻ em: “Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em”.

Có thể thấy rằng quan hệ cha, mẹ và con vừa có ý nghĩa quan trọng về mặt pháp lí, vừa có ý nghĩa quan trọng về mặt xã hội. Trong quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ và con; cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, dạy dỗ con, mặt khác, tuy nhiên vì nhiều lí do mà đôi khi cha, mẹ hoặc con chưa làm tròn bổn phận của mình.

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư