Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cụ thể nghĩa vụ cấp dưỡng đối với từng chủ thể. Tuy nhiên, trên thực tế, không ít trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng vẫn cố ý trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ. Điều này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của người được cấp dưỡng.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định các chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp người đó trốn tránh nghĩa vụ như sau:
“Điều 119. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.”
- Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người được cấp dưỡng có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
- Người thân thích của người được cấp dưỡng
Theo quy định tại Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.
Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 02/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 của Chính phủ về cơ quan quản lý nhà nước về công tác gia đình:
Các cơ quan quản lý nhà nước về gia đình thực hiện công tác về gia đình thông qua hoạt động hỗ trợ xây dựng gia đình, trong đó có bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình. Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước có quyền yêu cầu Tòa án buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ.
- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em (theo quy định của Luật Trẻ em năm 2016)
- Hội liên hiệp phụ nữ
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ.
Theo quy định tại Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐTP ngày 13/6/2012 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 02/2015/NQ-HĐTP) thì trong vụ án hôn nhân, gia đình, nếu có yêu cầu cấp dưỡng thì trong mọi trường hợp người yêu cầu cấp dưỡng không phải nộp tiền tạm ứng án phí, không phải chịu án phí đối với yêu cầu cấp dưỡng.
Người có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con phải chịu án phí theo quy định của pháp luật.
Đối với vụ án liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định theo quy định tại khoản 6 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 như sau:
“Điều 27. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong một số loại việc cụ thể
6. Đối với vụ án liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:
a) Người có nghĩa vụ cấp dưỡng định kỳ hoặc một lần theo quyết định của Tòa án phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;
b) Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng trước khi mở phiên tòa nhưng có yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu 50% mức án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch; trường hợp tại phiên tòa mới thỏa thuận được với nhau thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu mức án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;
c) Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về phương thức cấp dưỡng (kể cả một lần), nhưng không thỏa thuận được với nhau về mức cấp dưỡng thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;
d) Trường hợp các đương sự không thỏa thuận được với nhau về phương thức cấp dưỡng nhưng thỏa thuận được với nhau về mức cấp dưỡng thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;
đ) Trường hợp các đương sự có tranh chấp về cấp dưỡng (tranh chấp về mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng) và Tòa án quyết định mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng định, kỳ hàng tháng thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch.”
Luật Hoàng Anh
Dịch vụ Luật Sư uy tín hàng đầu tại Hà Nội.
Số 2/84 - Trần Quang Diệu - Phường Ô Chợ Dừa - Quận Đống Đa - TP Hà Nội
Email: luatsu@luathoanganh.vn
Tư vấn Hôn nhân Gia đình 14/06/2021
Bố, mẹ có thể thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo các phương thức nào?
Tư vấn Hôn nhân Gia đình 14/06/2021
Con ngoài giá thú có được nhận cấp dưỡng như con trong giá thú không
Tư vấn Hôn nhân Gia đình 30/06/2021
Cấp dưỡng là nghĩa vụ được quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, đây là nghĩa vụ không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác
Tư vấn Hôn nhân Gia đình 30/06/2021
Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng là kết thúc việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đã được xác lập trước đó theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Tư vấn Hôn nhân Gia đình 25/07/2021
Pháp luật quy định cụ thể nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng.
Tư vấn Hôn nhân Gia đình 25/07/2021
Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha, mẹ và con được quy định tại Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 giúp các thành viên thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội
Tư vấn Hôn nhân Gia đình 25/07/2021
Các trường hợp vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ bị xử lý theo quy định Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản pháp luật khác có liên quan
Tư vấn Hôn nhân Gia đình 25/07/2021
Trường hợp vợ chồng ly hôn mà vợ hoặc chồng là người nước ngoài, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con được thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và Bộ luật dân sự năm 2015
Hỏi đáp luật Hình Sự 13/07/2021
Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng quy định tại Điều 186 BLHS
Tư vấn Hôn nhân Gia đình 13/07/2021
Ai laf chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng? Nguyên tắc xác định mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng
Tìm kiếm nhiều