2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tính chất và đặc điểm của mỗi tranh chấp về tài sản là quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn có sự khác nhau, tuy nhiên kết quả của sự giải quyết đểu hướng tới việc ai là người có quyền sử dụng đất sau khi ly hôn. Để kết quả này thật sự đúng đắn, phù hợp với quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, trong quá trình giải quyết Tòa án phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Trong bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ phân tích các nguyên tắc giải quyết tranh chấp về chia tài sản là quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn.
Khoản 1 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
"1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết".
Theo nguyên tắc trên, tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng là nguyên tắc ưu tiên áp dụng trong việc giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn. Quy định này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tạo cơ sở pháp lý đảm bảo quyền bình đẳng, quyền tự định đoạt của vợ chồng về tài sản, tránh những bất đồng sau khi ly hôn, tạo điều kiện cho công tác thi hành án dân sự cũng như ổn định cuộc sống cho các đương sự ngay sau khi ly hôn, góp phần phát huy sự đoàn kết trong nội bộ gia đình.
Tuy nhiên, căn cứ vào quy định tại Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP; Điều 128, Điều 129, 132 Bộ luật Dân sự năm 2015, Tòa án sẽ không công nhận các thỏa thuận phân chia tài sản nếu thuộc một trong các trường hợp như: thỏa thuận liên quan đến tài sản có được do hành vi trái pháp luật mà có; thỏa thuận nhằm trốn tránh việc thực hiện các nghĩa vụ về tài sản...
Nguyên tắc của việc chia tài sản chung của vợ chồng là chia đôi vì sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất. Bởi khi nam và nữ tiến tới hôn nhân là chung mục đích xây dựng gia đình và hai người đều có những đóng góp riêng cho cuộc sống chung đó. Chính vì vậy tài sản mà hai người tạo lập trong thời kì hôn nhân là tài sản chung.
Khi ly hôn, mỗi người đều có quyền có chỗ ở, vì vậy trong quá trình giải quyết, việc chia quyền sử dụng đất phải tạo điều kiện chỗ ở cho mỗi bên để ổn định cuộc sống. Bất kỳ trường hợp nào cũng không được đuổi con cái hay người kia ra khỏi nhà khi họ chưa có chỗ ở. Để giải quyết vấn đề này, pháp luật đã đặt ra quy định các bên đương sự có quyền lưu cư, tức là ở chung một nhà. Qua thời hạn tối đa 6 tháng, hai bên phải bố trí sắp xếp chỗ ở ổn định, phù hợp.
Nguyên tắc này được thể chế hóa tại các quy định của pháp luật, cụ thể là tại điểm b Khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
"b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập".
Nguyên tắc này nhằm xóa bỏ quan niệm trọng nam khinh nữ của chế độ phong kiến ngày xưa nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của người phụ nữ và con cái khi ly hôn. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định rõ nhóm đối tượng được bảo vệ gồm: vợ, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Nguyên tắc này được quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
"c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập".
Việc đảm vảo tính năng, công dụng của tài sản là điều vô cùng quan trọng bởi nó không chỉ bảo đảm lợi ích chính đáng của sản xuất kinh doanh mà nó còn đảm bảo mục đích sử dụng và quản lý đất của Nhà nước.
Trên thực tế có những vụ án Tòa án đã chia nhà đất không hợp lý dẫn đến khó khăn cho việc sử dụng, làm ăn, buôn bán của vợ chồng. Ví dụ vợ kinh doanh quán ăn trong sân nhà ổn định nhiều năm liền trong khi người chồng đang sinh sống ở nước ngoài nhưng khi giải quyết việc chia tài sản, Tòa sơ thẩm đã chia cho chồng ngôi nhà có quán ăn, còn vợ ở ngôi nhà khác.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh