Nguyên tắc xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:04 (GMT+7)

Xác định cha, mẹ, con là một vấn đề rất quan trọng, bởi, từ việc xác định cha, mẹ cho con sẽ làm phát sinh ra rất nhiều vấn đề liên quan đến quyền nhân thân và quyền tài sản đối với các thành viên trong gia đình.

Xác định cha mẹ con trong hôn nhân và gia đình là việc xác nhận mối quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và con. Xác định cha, mẹ, con là một vấn đề rất quan trọng, bởi, từ việc xác định cha, mẹ cho con sẽ làm phát sinh ra rất nhiều vấn đề liên quan đến quyền nhân thân và quyền tài sản đối với các thành viên trong gia đình. Trong trường hợp giữa cha và mẹ có tồn tại hôn nhân hợp pháp thì việc xác định cha, mẹ con được thực hiện như thế nào?

1. Khái niệm cha, mẹ, con

Khoản 2 Điều 26 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

Con đẻ trong mối quan hệ với cha mẹ là người được cha mẹ sinh ra có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Khái niệm con được xác định trong một số trường hợp đặc biệt:

-Con trong giá thú là con có cha mẹ đăng kí kết hôn hợp pháp

-Con ngoài giá thú là con có cha mẹ không đăng kí kết hôn hợp pháp

theo tác giả Nguyễn Thị Lan trình bày trong Luận án tiến sĩ luật học “Xác định cha, mẹ, con theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam – Cơ sở lí luận và thực tiễn”, với tư cách là quan hệ pháp luật thì: xác định cha mẹ con là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tìm kiếm, nhận diện tư cách làm cha, mẹ, con về mặt huyết thống của các chủ thể được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.

2. Nguyên tắc xác định cha, mẹ, con

Theo Điều 88 về nguyên tắc xác định cha, mẹ

2.1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình: Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân.

Còn theo khoản 1 Điều 57, quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Các sự kiện dẫn đến chấm dứt hôn nhân có thể là:

+ Chấm dứt hôn nhân do vợ chồng chết.

+ Chấm dứt hôn nhân khi có quyết định của tòa án tuyên bố vợ chồng chết.

+ Chấm dứt hôn nhân do ly hôn: ngày chấm dứt hôn nhân sẽ là ngày bản án xử cho ly hôn hoặc quyết định thuận tình ly hôn của tòa án có hiệu lực pháp luật.

2.2. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

2.3. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

Trong trường hợp người vợ sinh con trước ngày đăng ký kết hôn, sau khi sinh con hai bên nam nữ có đăng ký kết hôn thì đây chính là điều kiện tiên quyết để vợ chồng thừa nhận đứa trẻ và đứa trẻ được trở thành con chung của vợ chồng một cách hợp pháp.

2.4. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

Đây thuộc trường hợp có tranh chấp và được giải quyết theo thủ tục tư pháp. Khi khởi kiện ra Tòa án họ phải đưa ra những chứng cứ để chứng minh rằng họ không phải là cha, mẹ của đứa trẻ. Vấn đề khó khăn trong việc xác định thẩm quyền được đặt ra với trường hợp xác nhận cha mẹ cho con ngoài hôn nhân.

3. Người có yêu cầu giải quyết và thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con

Theo Điều 101 và Điều 102 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, căn cứ vào tính chất vụ việc thì cơ quan có thẩm quyền và thủ tục giải quyết việc xác định cha, mẹ, con cụ thể như sau:

3.1. Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ trong trường hợp không có tranh chấp: như vậy, cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch

3.2. Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong các trường hợp:

- Trường hợp có tranh chấp

- Trường hợp người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết

- Trường hợp có yêu cầu về việc xác định cha, mẹ, con mà người có yêu cầu chết thì người thân thích của người này có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con cho người yêu cầu đã chết.

Sau khi có quyết định, Tòa án gửi quyết định về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư