2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Việc nhận con nuôi, nhận cha mẹ nuôi đã và đang được thực hiện phổ biến trong đời sống hàng ngày. Thực tế, pháp luật đã đưa ra những quy định về vấn đề này như thế nào?
Điều 78 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
Luật Nuôi con nuôi năm 2010;
Bộ luật Dân sự năm 2015.
Về mặt xã hội, con nuôi là con của người khác nhưng được một người hoặc hai người là vợ chồng nhận làm con và coi như con đẻ, nhằm thỏa mãn những nhu cầu, lợi ích nhất định của các bên. Về mặt sinh học, con nuôi không có quan hệ huyết thống trực hệ với cha mẹ nuôi và không mang gen di truyền của cha mẹ nuôi.
Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.
Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký. Điều kiện đối với người nhận con nuôi được quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 bao gồm:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
- Có tư cách đạo đức tốt.
Đồng thời, người nhận con nuôi không được thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
- Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
- Đang chấp hành hình phạt tù;
- Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng. Cụ thể hơn, Điều 8 Luật nuôi con nuôi quy định: Người được nhận làm con nuôi bao gồm các đối tượng:
- Trẻ em dưới 16 tuổi
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi
- Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
Đặc biệt, Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi. Việc này thể hiện tính nhân đạo sâu sắc và còn giảm gánh nặng về tài chính, kinh tế cho Nhà nước ta trong việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi được pháp luật hiện hành quy định tại Điều 78 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể:
Trong trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quyết định của Tòa án thì quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Con nuôi cũng là thành viên của gia đình và có quyền và nghĩa vụ như con đẻ. Quan hệ giữa cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi được thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm như quan hệ giữa cha, mẹ và con ruột. Theo đó, giữa cha, mẹ nuôi có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng, nghĩa vụ và quyền giáo dục con nuôi,... Con nuôi cũng có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ nuôi của mình,...
Thời điểm xác lập quan hệ nuôi con nuôi kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định của Luật nuôi con nuôi. Thời điểm chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quyết định của Tòa án.
Theo đó:
- Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.
- Trường hợp con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án quyết định giao cho cha mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt nhất của người đó.
- Quyền, nghĩa vụ giữa cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ được khôi phục kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt. Trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ không còn hoặc không có đủ điều kiện để nuôi con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì Tòa án giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi và chỉ định người giám hộ cho con theo quy định của Bộ luật dân sự.
Những đứa trẻ sẽ không được coi là con nuôi khi được chăm sóc, nuôi dưỡng bởi người giám hộ, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội theo quy định của Bộ luật dân sự.
- Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi. Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.
- Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh