2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Đăng ký nhận cha, mẹ, con là quyền nhân thân quan trọng và có ý nghĩa với mỗi người. Cả cha, mẹ và con đều có quyền xác định và thừa nhận quan hệ huyết thống với nhau. Thủ tục này sẽ làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con và của con đối với cha, mẹ.
Luật Hoàng Anh sẽ tìm hiểu và giải đáp về vấn đề này trong bài viết sau.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định quyền nhận cha, mẹ của con như sau:
“Điều 90. Quyền nhận cha, mẹ
1. Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.
2. Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha.”
Trên thực tế vì nhiều lí do khác nhau (như trẻ em mồ côi bị bỏ rơi từ bé) mà con không biết rõ cha, mẹ mình là ai. Việc nhận cha, mẹ của con là quy định mang tính nhân văn nhằm xác lập mối quan hệ gia đình, huyết thống giữa cha, mẹ và con.
Theo đó, con có quyền nhận cha mẹ không chỉ giới hạn khi cha, mẹ còn sống mà ngay cả khi cha, mẹ đã chết thì con vẫn có quyền nhận cha, mẹ của mình.
Việc nhận cha, mẹ là quyền được pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện, vì vậy ngay cả khi cha hoặc mẹ không đồng ý thì con đã thành niên vẫn có thể nhận cha, mẹ của mình mà không cần phải xin ý kiến hay sự đồng ý của cha hoặc mẹ.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định quyền nhận con của cha, mẹ như sau:
“Điều 91. Quyền nhận con
1. Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết.
2. Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia.”
Tương tự quyền nhận cha, mẹ của con. Quyền nhận con của cha, mẹ cũng được quy định và đảm bảo thực hiện bởi pháp luật.
Trong thực tiễn đời sống có nhiều trường hợp vì những lí do khác nhau mà người sinh ra con (cha hoặc mẹ) không nhận con hoặc từ bỏ con lúc mới sinh con ra hoặc sinh con ngoài giá thú (con ngoài giá thú là con của cha mẹ không phải là vợ chồng).
Pháp luật quy định cha, mẹ có quyền nhận con và tôn trọng, bảo vệ quyền này của cha, mẹ nhằm khuyến khích xây dựng các mối quan hệ gia đình, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của con, giúp con được sống và phát triển dưới sự chăm sóc, nuôi dưỡng, yêu thương của cha, mẹ. Đây là quy định mang tính nhân văn góp phần xây dựng và đề cao giá trị đạo đức trong gia đình.
Theo đó, cha, mẹ có quyền nhận con ngay cả khi con đã chết.
Ngoài ra, trong trường hợp người đang có vợ hoặc có chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia.
- Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Nếu có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì phần khai về người mẹ được ghi theo Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ. Nếu không có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì ghi theo thông tin do người cha cung cấp; người cha chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp.
- Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh nhưng không có thông tin về người cha, nay vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục nhận cha, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con.
- Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, chưa được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, con.
- Trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cung cấp thông tin về người mẹ và lập văn bản thừa nhận con chung không đúng sự thật như các trường hợp nêu trên được xác định theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 như sau:
+ Trường hợp cho phép người yêu cầu đăng ký hộ tịch lập văn bản cam đoan về nội dung yêu cầu đăng ký hộ tịch thì cơ quan đăng ký hộ tịch phải giải thích rõ cho người lập văn bản cam đoan về trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan không đúng sự thật.
+ Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan không đúng sự thật.
- Trường hợp con do người vợ sinh ra hoặc có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng vợ hoặc chồng không thừa nhận là con chung hoặc người khác muốn nhận con thì do Tòa án nhân dân xác định theo quy định pháp luật.
- Trường hợp Tòa án nhân dân từ chối giải quyết thì cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp nhận, giải quyết yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em chưa xác định được cha hoặc đăng ký nhận cha, con, hồ sơ phải có văn bản từ chối giải quyết của Tòa án và chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con là văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh