2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Ly hôn là quyết định không một ai mong muốn, không chỉ với vợ, chồng mà đặc biệt với con trẻ. Khi ly hôn, con phải chịu thiệt thòi rất nhiều bởi việc không được ở bên đầy đủ cả bố lẫn mẹ. Do đó, pháp luật đặt ra quy định để đảm bảo đầy đủ nhất quyền lợi dành cho con khi bố mẹ ly hôn.
Thăm nom con là một trong những vấn đề quan trọng trong giải quyết ly hôn có liên quan đến quyền lợi con chung bên cạnh việc xác định người trực tiếp nuôi con và xác định các vấn đề liên quan đến cấp dưỡng. Sau khi ly hôn, quan hệ vợ chồng chấm dứt nhưng quan hệ cha, mẹ con vẫn còn tồn tại. Do vậy, cha, mẹ vẫn phải có trách nhiệm trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con để quyền lợi của con được bảo đảm
Thăm nom nghĩa là thăm hỏi, trông nom. Thăm nom không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con. Sau khi ly hôn, cả cha và mẹ đều có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của pháp luật.
Cụ thể hơn, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
- Bên cạnh nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con, cha, mẹ không trực tiếp nuôi con vẫn phải đảm bảo quyền được chăm sóc, giáo dục của con thông qua cơ chế quyền và nghĩa vụ thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con được ghi nhận tại khoản 3
“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
- Đồng thời, người trực tiếp nuôi con và thành viên khác trong gia đình cũng không được phép ngăn cản quyền thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con, theo khoản 2 Điều 83
Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
- Trường hợp cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Ví dụ, nhiều trưởng hợp người không trực tiếp nuôi con đã lợi dụng quyền thăm nom con để gây khó khăn, như đón con đi chơi rồi không giao con lại cho người trực tiếp nuôi dưỡng. ũng có những người lợi dụng quCyền thăm con một cách bất hợp lý, thái quá, gây xáo trộn cuộc sống của người trực tiếp nuôi con và ảnh hưởng đến tâm sinh lý và sự phát triển bình thường của con. Chẳng hạn như đòi thăm con vào giờ con đang nghỉ ngơi,...
- Tuy nhiên, pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam chưa quy định cụ thể cơ chế xác định cách thức và thời gian, địa điểm thăm nom con của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Cách thức, thời gian, địa điểm thăm nom con do các bên thỏa thuận trên cơ sở quyền lợi của con và phải được Tòa án công nhận hoặc Tòa án quyết định nếu không thỏa thuận được.
Trên thực tế, khi đã ly hôn, có người trực tiếp nuôi con chỉ cho phép người kia thăm nom cho có lệ hoặc, không tạo điều kiện vun đắp, nuôi dưỡng tình cảm mà còn tìm cách chia rẽ tình cảm của con với người còn lại. Thậm chí có người còn vì thù hận cá nhân mà không cho người còn lại thăm con. Hành vi này là vi phạm pháp luật.
Theo quy định tại Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 thì ngăn cản quyền thăm nom con sau khi ly hôn có thể bị phạt hành chính như sau:
“Điều 53. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh